Ngân hàng Việt Nam đầu tiên có giao dịch viên là robot

Nam A Bank đã trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam sử dụng robot trong hệ thống giao dịch, phục vụ khác hàng, với những chú robot có tên gọi OPBA. Ngoài ra, công nghệ trí tuệ nhân tạo Al cũng được áp dụng để nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
khai-truong-khong-gian-dich-so-h1

Nam A Bank đã trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam sử dụng robot trong hệ thống giao dịch, phục vụ khác hàng. (Ảnh: Nam A Bank).

Từ ngày 12/12, khi đến Nam A Bank, ngay khi bước vào sảnh ngân hàng, "người" mà khách bắt gặp đầu tiên là robot OPBA. Những chú robot này sẽ tư vấn giúp khách hàng mọi thắc mắc theo nhu cầu, thay vì phải chờ đợi xếp hàng tại quầy. 

Theo Nam A Bank, những chú robot OPBA được lập trình tự động hoá, có khả năng nhận diện khuôn mặt khác hàng bằng Face ID hiện đại, chủ động chào hỏi hỗ trợ khác hàng. Đặc biệt, khi cần trao đổi trực tiếp với nhân viên ngân hàng, robott OPBA sẽ đưa ra lựa chọn và hướng dẫn khách hàng đến quầy giao dịch. 

Với việc áp dụng robot trong giao dịch, ngân hàng khẳng định mọi nhu cầu tài chính của khách hàng sẽ được đáp ứng 24/7. 

"Nam A Bank sẽ giải phóng khách hàng khỏi những định kiến thông thường về một ngân hàng truyền thống", đại diện ngân hàng cho biết. 

Trên thế giới, từ đầu những năm 2015, đã có rất nhiều ngân hàng ứng dụng robot trong các hoạt động đơn giản để trợ giúp khách hàng. Tại Việt Nam, đây là lần đầu tiên một ngân hàng áp dụng công nghệ robot vào các hoạt động giao dịch thường ngày. 

Đơn cử, ngân hàng Tokyo - Mitsubishi UFJ đã giới thiệu Nao, một robot 58 cm được phát triển bởi Aldebaran Robotics - công ty con của SoftBank có trụ sở tại Pháp. Nó được trang bị một camera, micro, có khả năng nhận dạng hình ảnh và cho phép điều khiển từ xa. Nó có thể nhận ra 19 ngôn ngữ nói, tương tác và giao tiếp với khách hàng. 

Riêng Softbank cũng đã phát triển Pepper, một robot thông minh có bảng điều khiển tương tác, giúp tăng cường giao tiếp với khách hàng. Robot này cung cấp các tiện ích giải trí cho khách hàng bằng trò chơi, phần mềm đa phương tiện và các thông tin tìm kiếm. Mới đây nhất, Softbank cũng đã đưa robot này vào phục vụ trong một quán cà phê địa phương tại Nhật Bản, gây được nhiều hứng thú, tò mò của khách hàng. 

Theo SunTrust Bank - một ngân hàng có trụ sở tại Atlanta, khi đưa robot tham gia vào các hoạt động ngân hàng, tốc độ giao dịch trung bình đã được cải thiện 3,8 lần, thời gian giao dich trung bình giảm 4 lần, tỉ lệ lỗi giảm tới con số ấn tượng: 65%.

Những con robot này được phát triển để giải quyết các công việc đơn điệu, lăp đi lặp lại, giúp công việc được xử lí nhanh chóng. Cùng với đó, kiến trúc công nghệ thông tin đơn giản nên việc triển khai mở rộng khi cần thiết cũng dễ dàng. 

Công ty phần mềm RPA UiPath, Nhật Bản dự đoán việc đưa robot vào giao dịch có thể giúp các công ty dịch vụ tài chính cắt giảm 75% chi phí. Công ty này tin rằng việc phát triển một robot có giá chỉ bằng 1/3 so với mức lương trả cho nhân viên toàn thời gian. 

Dự báo, thị trường robot làm việc trong lĩnh vực tri thức sẽ cán mốc 29 tỉ USD vào năm 2021, kể từ mốc 250 triệu USD năm 2016. 

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.