Ngành công nghiệp đá phiến Mỹ đối diện với làn sóng phá sản mới

Các khoản nợ chưa thanh toán, sự thờ ơ từ phía ngân hàng và các nhà đầu tư, sụt giảm nhu cầu tiêu thụ cũng như tình trạng phá sản của các công ty là những vấn đề mà ngành dầu đá phiến Mỹ đang phải đối mặt.

Vị thế của Mỹ trên thị trường dầu mỏ đã mất?

Kể từ tháng 3, tổng sản lượng dầu của Mỹ giảm 2,6 triệu thùng/ngày do tác động của cuộc chiến giá dầu cũng như đại dịch Covid-19. 

Hầu hết các nhà dự báo bao gồm Morgan Stanley, Rystard Energy, Wood Mackenzie và IHS Markit tin rằng có rất ít khả năng sản lượng dầu của Mỹ sẽ tăng trưởng trở lại trong năm nay hoặc năm tới. 

Tuy nhiên sau đó thị trường dầu sẽ hồi phục và đến năm 2023, các công ty dầu của Mỹ sẽ tiếp tục sản xuất hơn 12 triệu thùng dầu/ngày một lần nữa nếu những dự đoán trên chính xác. 

Tuy nhiên, theo nhà địa chất dầu mỏ Arthur Berman, vị thế thống trị của ngành công nghiệp dầu đá phiến Mỹ đã không còn. 

Berman dự đoán sản lượng dầu sẽ giảm 50% trong 12 tháng tiếp theo, không phải vì giá dầu sụt giảm mà do các giàn khoan đã ngừng hoạt động. 

“Số lượng giàn khoan dầu hoặc đá phiến của Mỹ đã giảm 69% trong năm nay, từ 539 giàn khoan trong tháng 3 còn 165 giàn trong tháng 7. 

Hoạt động khai thác dầu sẽ giảm 50% trong năm tới. Kết quả là sản lượng dầu của Mỹ sẽ chỉ còn dưới 8 triệu thùng/ngày vào giữa năm 2021”, Berman trả lời phỏng vấn Oilprice. 

Để tái khởi động các giàn khoan, các công ty dầu đá phiến phải trả tiền cho các nhà khai thác giàn khoan cũng như phải chắc chắn thu được lợi nhuận từ việc bán những thùng dầu mới. 

Tuy nhiên điều này là không thể trong bối cảnh hiện tại. Tiền mặt ngày càng bị thắt chặt kể từ khi bắt đầu cuộc cách mạng dầu khí đá phiến. 

Ngành công nghiệp đá phiến Mỹ có thể đối mặt với làn sóng phá sản mới - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Oilprice.com).

Ngân hàng và nhà đầu tư thờ ơ

Theo một báo cáo gần đây của Deloitte, các nhà sản xuất đá phiến của Mỹ đã “đốt” tổng cộng 300 tỉ USD tiền mặt mà không tạo ra lợi nhuận đồng thời ghi nợ 450 tỉ USD vốn đầu tư trong 15 năm qua. 

Duy chỉ có sản lượng luôn ở mức cao kỉ lục giúp Mỹ trở thành quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Nhưng điều này lại dẫn đến việc thế giới lâm vào tình trạng dư cung khác.

Trong khi đó, các ngân hàng trở nên thờ ơ với ngành công nghiệp đá phiến mà họ từng sẵn sàng tài trợ trong hơn 10 năm qua. 

Sự sụp đổ của giá dầu, sản lượng mỏ dầu đã giảm so với kì vọng và việc đầu tư không mang lại lợi nhuận là những lí do mà các ngân hàng cắt giảm các hạn mức tín dụng.

Hãng dịch vụ tài chính JP Morgan ước tính mức cắt giảm cho các khoản nợ bảo chứng bằng tài sản trung bình là 30%, tương đương hàng tỉ USD. 

Trong khi đó các khoản nợ hiện tại đang đáo hạn, và các nhà sản xuất dầu phải trả hàng tỉ USD trong vòng 5 năm tới.

Hàng loạt công ty đệ đơn bảo hộ phá sản

Hơn 30 tỉ USD là tất cả số nợ mà các công ty xăng dầu của Mỹ đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản trong nửa đầu năm 2020. 

Có tổng cộng 23 công ty, nhưng trong số đó có 5 công ty đã đệ đơn ngay trong quí II khi mà dịch Covid-19 đang bùng phát dữ dội. 

Hiện tại với sự gia tăng các ca nhiễm Covid-19 mới cũng như những mối lo ngại về sự phục hồi nhu cầu dầu, ngày càng nhiều các công ty tuyên bố phá sản.

Công ty luật Haynes&Boones đã viết trong một báo cáo về các vụ phá sản hồi tháng 6 rằng “Việc số lượng lớn các công ty khai thác dầu tìm kiếm sự bảo vệ từ phía các chủ nợ khi tuyên bố phá sản là hợp lí, thậm chí nếu giá dầu có hồi phục trong vài tháng tới. Bởi nhu cầu dầu càng phục hồi, nền kinh tế càng được cải thiện nhiều hơn”. 

Công ty này cũng cho hay chỉ khi nào nền kinh tế quay trở lại trạng thái bình thường thì tình hình thị trường xăng dầu mới được cải thiện.

Tuy nhiên trong ngành công nghiệp dầu đá phiến Mỹ, các phân khúc khác nhau có mức độ tổn thất khác nhau.

“Các dịch vụ dầu khí được cho là chịu tổn thất nhiều nhất bởi nó phụ thuộc hoàn toàn vào đầu tư thượng nguồn ”, theo tập đoàn tư vấn năng lượng Westwood Global Energy Group.

Khi các hoạt động thăm dò và sản xuất đình trệ, các công ty cung cấp các dịch vụ này chịu tổn thất nhiều nhất, có thể thấy rõ trong cuộc khủng hoảng vừa qua.

Mặc dù đầu tư thượng nguồn cũng bị ảnh hưởng từ vụ sụp đổ giá dầu năm 2014-2016 nhưng mức độ thiệt hại không nặng nề như đối với các nhà cung cấp dịch vụ của họ.

Các công ty này sau đó buộc phải giảm giá dịch nhằm hạn chế được tổn thất.

Arindam Das, trưởng phòng Tư vấn của  Westwood Global Energy Group cho hay “Đầu tư thượng nguồn hiện đang rất khó khăn, đặc biệt ở ngành công nghiệp dầu đá phiến của Mỹ”.

Theo ông Das, các nhà sản xuất đá phiến là nhóm dễ bị tổn thất nhất trong ngành dầu khí sau các nhà cung cấp dịch vụ dầu khí, cùng với các công ty thăm dò và sản xuất nhỏ hơn ở Tây Canada”.

Tổng số nợ từ các công ty dầu khí đệ đơn phá sản nửa đầu năm 2020 chính xác là 30,62 tỉ USD (29 tỉ USD chỉ trong quí II/2020) nhiều hơn số nợ 25,77 tỉ USD của các công ty trong năm 2019. 

Các ngân hàng đang ngày càng miễn cưỡng khi hợp tác với một ngành công nghiệp đầy khó khăn như vậy.

Các nhà đầu tư vốn dĩ đã khắt khe trong các khoản vay đối với các công ty đá phiến trước cuộc khủng hoảng vì nhiều công ty không đạt được mục tiêu sản xuất bất chấp sự bùng nổ sản lượng. 

Giờ đây với viễn cảnh thị trường dầu khí ảm đạm trong thời gian dài, các nhà đầu tư càng siết chặt các yêu cầu cho vay hơn nữa, tuy nhiên vẫn mở cửa cho những doanh nghiệp lớn.

Một lần nữa, các công ty cung cấp dịch vụ mỏ dầu ở vị trí yếu hơn so với các công ty khác. 

Các ngân hàng đã giảm tiếp xúc với phân khúc công nghiệp này trong một thời gian trước khi khủng hoảng xảy ra và có vẻ sẽ tiếp tục làm điều đó khi thắt chặt tiêu chí cho vay đối với những công ty trong ngành dầu khí.rở

Có lẽ một sự hợp nhất có thể giúp ngành công nghiệp dầu khí của Mỹ phục hồi trở lại, nhưng cho đến nay, thỏa thuận đáng chú ý nhất là việc sát nhập công ty Chevron của Noble Energy.

Tuy nhiên tương lai của ngành công nghiệp đá phiến Mỹ hoàn toàn không có sự chắc chắn và việc sát nhập có thể là giảm sự thu hút của ngành công nghiệp này đối với các công ty có vốn cổ phần tư nhân.

Theo Das, điều này có thể thay đổi. Nhiều công ty có vốn cổ phần tư nhân vẫn chưa thể quyết định tận dụng thời điểm giá dầu thấp đang tạo ra nhiều tài sản giá rẻ. 

Nếu điều đó xảy ra, họ sẽ chú trọng vào các tài sản tạo ra tiền mặt, thay vì các tài sản trong giai đoạn đầu phát triển sẽ cần một khoản đầu tư lớn để khai thác.

“Chúng tôi sẽ khoan giếng một lần nữa khi dầu trở lại mức 50 USD/thùng. Điều này trái với thường lệ nhưng nó sẽ tập trung vào phát triển nhiều hơn”, David David Hayes, đối tác tại Natural Gas Partners trả lời phỏng vấn Midland Reporter-Telegram vào đầu năm nay.

Trong bối cảnh này, cả người bán và người mua, các nhà đầu tư và cổ đông đều phải hết sức cẩn trọng. 

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.