Ngành sản xuất tôm hùm Australia tìm hướng đi mới

Bất chấp cái nóng gay gắt của mùa Hè Australia, hàng dài người vẫn đang xếp hàng quanh khu cảng Fremantle để chờ mua tôm hùm đá. Hình ảnh này mang lại nhiều hy vọng cho một thị trường đang cố gắng phục hồi sau các lệnh cấm nhập khẩu từ Trung Quốc.

Mất đà sau căng thẳng với Trung Quốc

Kim ngạch xuất khẩu tôm hùm đá của Australia có giá trị lên đến nửa tỷ USD mỗi năm, và trong thời gian quan hệ hai nước diễn ra bình thường, 94% số này được xuất sang Trung Quốc.

Tuy nhiên, tất cả đã thay đổi cách đây vài tuần, khi Bắc Kinh áp đặt lệnh cấm nhập khẩu gần như hoàn toàn đối với tôm hùm Australia trong khuôn khổ một "cuộc chiến thương mại trong bóng tối".

"Các lệnh cấm đã ảnh hưởng lớn đến chúng tôi. Thu nhập của chúng tôi đã bị giảm đáng kể", ngư dân Fedele Camarda nói với hãng tin AFP. Mối quan hệ giữa Canberra và Bắc Kinh đã "rơi tự do" trong phần lớn khoảng thời gian của năm 2020, với việc Trung Quốc đưa ra một danh sách các vấn đề dẫn đến căng thẳng, trong đó có việc Australia cấm Huawei tham gia vào mạng 5G của quốc gia này.

Kể từ đó, hàng chục lĩnh vực kinh tế của Australia đã liên tiếp chịu ảnh hưởng từ các chính sách thuế nhập khẩu của Bắc Kinh, trong đó ngành công nghiệp sản xuất lúa mạch và rượu vang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Theo ước tính, các nhà xuất khẩu trong những lĩnh vực này có thể đã mất tới 2-4 tỷ USD doanh thu.

Ngành sản xuất tôm hùm Australia tìm hướng đi mới - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Reuters.

Nỗ lực "về guồng"

Để đối phó với những tác động tiêu cực từ phía các lệnh cấm của Trung Quốc, một số nông dân trồng lúa mạch của Australia đã chuyển sang trồng các loại cây ngũ cốc khác hoặc mở các tuyến hàng cung cấp đến khu vực Trung Đông, trong khi các nhà sản xuất rượu vang tập trung bán nhiều hơn ở Nhật Bản.

Đối với tôm hùm, sự quan tâm của chính phủ dành cho khu vực đang chịu ảnh hưởng nặng nề này cũng được ghi nhận. 

Trong một nỗ lực nhằm giúp đỡ các lĩnh vực bị ảnh hưởng, chính quyền địa phương gần đây đã thay đổi luật để cho phép những người đánh bắt tôm hùm đá bán hàng với số lượng lớn ngay trên thuyền của mình trong tháng 12/2020 và tháng 1/2021. Công chúng Australia đã nhiệt tình hưởng ứng động thái này và coi đó là một "chiếc phao cứu sinh" rất cần thiết cho ngư dân Australia.

Ngoài ra, người dân Australia dường như cũng đang muốn thể hiện tinh thần dân tộc của mình. Điều này được thể hiện mạnh mẽ thông qua hình ảnh những người dân mồ hôi ướt áo đứng xếp hàng dưới cái nắng gay gắt của mùa Hè  Australia để mua tôm hùm tại cảng Fremantle. Và điều này đã vô tình tạo ra một kịch bản có lợi cho cả đôi bên.

Trước khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, giá tôm hùm đá ở mức 80 USD/kg và thường được giao dịch trung bình ở ngưỡng khoảng 53 USD/kg. Giờ đây, các thực khách Australia có thể mua loại tôm hùm nổi tiếng thế giới trực tiếp trên bến cảng Fremantle với giá chỉ 34 USD/kg - tương đương mức giảm 36%.

“Như vậy là vừa đủ để hòa vốn”, ngư dân Camarda hồ hởi chia sẻ và khẳng định số tôm hùm gần như đã được bán hết mỗi ngày.

Trong khi đó, một cư dân sống gần Công viên Thị trấn Mosman Nick Van Niekerk chia sẻ: "Tôi đến để hỗ trợ ngư dân địa phương và thể hiện sự quan tâm của cộng đồng, tôm hùm thường thực sự rất đắt, việc mua được chúng với giá phải chăng vào thời điểm nay theo tôi nghĩ là rất tốt cho cộng đồng địa phương".

Đến nay, Australia đã phần nào vượt qua "cơn bão" khi nền kinh tế ghi nhận tăng trưởng trở lại trong quý III/2020 và thoát khỏi cuộc suy thoái do đại dịch Covid-19 gây ra.

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cũng nhận định rằng việc buôn bán tại thuyền chỉ một giải pháp ngắn hạn và về lâu dài, các ngư dân của Australia đang muốn đưa mức giá lên mức cao hơn tại các thị trường như Nhật Bản, Mỹ và châu Âu, chứ không chỉ dựa vào một khách hàng hay phụ thuộc vào mặt chính trị.

Keith Pearce, cựu Chủ tịch Hiệp hội ngư dân chuyên nghiệp địa phương, cho biết: “Thị trường cần phải đa dạng hóa để không gặp phải những vấn đề tương tự".

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.