Ngay cả Harvard cũng không coi học lực giỏi là tất cả khi tuyển sinh

Hiện nay nhiều học sinh giỏi, điểm cao là muốn vào học ngành y, dược, công an, quân đội nhưng trong số đó có bao nhiêu em phù hợp với nghề ấy.

Trong nhiều năm gần đây, điểm chuẩn vào các trường sư phạm liên tục giảm. Năm 2017, nhiều trường đại học sư phạm lấy điểm chuẩn chỉ với 15,5 điểm ba môn, đúng bằng điểm sàn của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Trong khi đó, nhiều trường cao đẳng thậm chí chỉ lấy điểm chuẩn 9 điểm cho ba môn. Điều này đã khiến dư luận không khỏi lo ngại về chất lượng đội ngũ giáo viên trong tương lai. Trước thực trạng này, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sẽ có nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng đầu vào ngành sư phạm.

Và theo dự thảo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng được Bộ Giáo dục và Đào tạo rằng, bắt đầu từ năm 2018 ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập trung học phổ thông để vào ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên như sau: Đối với trình độ đại học xét tuyển học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông xếp loại học lực lớp 12 từ giỏi trở lên.

Đối với trình độ cao đẳng, trung cấp xét tuyển học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông xếp loại học lực lớp 12 từ khá trở lên.

ngay ca harvard cung khong coi hoc luc gioi la tat ca khi tuyen sinh

Theo thầy Nguyễn Tùng Lâm, hiện nay nhiều học sinh giỏi, điểm cao là muốn vào học ngành y, dược, công an, quân đội nhưng trong số đó có bao nhiêu em phù hợp với nghề ấy. (Ảnh: Thùy Linh)

Trước thông tin này, chia sẻ với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch hội đồng giáo dục trường trung học phổ thông Đinh Tiên Hoang (Hà Nội) cho rằng, hiện nay nhiều học sinh giỏi, điểm cao là muốn vào học ngành y, dược, công an, quân đội nhưng trong số đó có bao nhiêu em phù hợp với nghề ấy.

Đây là bài toán mà chúng ta cần tìm lời giải chứ không phải cứ điểm cao, học lực giỏi là phù hợp với các ngành hot.

Thầy Lâm kể, trên thế giới thậm chí ngay cả Đại học Harvard, điểm đầu vào chỉ là một trong những yếu tố để tuyển sinh.

Bên cạnh điểm số thì họ rất chú trọng tới yếu tố “phù hợp” với trường, với nghề nghiệp đó thông qua các cuộc phỏng vấn ban tuyển sinh nhà trường sẽ hỏi thí sinh vì sao lại chọn ngôi trường này? Lý do nào khiến bạn chọn ngành này?...

Từ đó thí sinh cần phải đưa ra lý do để thuyết phục trước khi được tuyển chọn vào học tại ngôi trường đó.

Chia sẻ thêm thầy Lâm cho biết: “Nhiều giảng viên giảng dạy ở trường y từng chia sẻ với tôi rằng, con cái họ không phải đứa nào học lực giỏi bố mẹ cũng định hướng vào học ngành y mà phải xem chúng có phù hợp với ngành này hay không?”.

Còn đối với ngành sư phạm, thầy Lâm cho rằng, điểm đầu vào tốt chưa chắc đã trở thành một người thầy giỏi do đó bên cạnh điểm số thì cần tuyển chọn các em có tấm lòng yêu trẻ, say mê nghề giáo và biết đặt sự phát triển cá nhân gắn với cộng động...

Muốn tuyển chọn được đội ngũ như vậy thì Bộ Giáo dục và Đào tạo cần giải quyết đồng bộ để đưa vị thế nhà giáo đi lên từ tiền lương, chế độ đãi ngộ, đưa ra chuẩn mực nhà giáo và đặc biệt cần giải quyết vấn đề việc làm sau khi ra trường.

Trên cơ sở chuẩn mực ấy, bản thân học sinh trung học phổ thông thấy có phù hợp với mình để lựa chọn có vào ngành sư phạm hay không chứ đừng căn cứ vào kết quả điểm số ở trường phổ thông để tuyển chọn vào học đại học.

Cùng với đó, chúng ta phải đào tạo theo nhu cầu của thị trường, tránh đào tạo ồ ạt như hiện nay thì mới có thể chọn lọc được người giỏi vào sư phạm.

ngay ca harvard cung khong coi hoc luc gioi la tat ca khi tuyen sinh Học sinh thường đã chả thèm vào sư phạm, sao mơ đến học sinh giỏi!

Mấy năm gần đầy, nhiều trường sư phạm rất khó tuyển sinh thậm chí không tuyển sinh được. Giờ lại nâng chuẩn đầu vào thì ...

ngay ca harvard cung khong coi hoc luc gioi la tat ca khi tuyen sinh Bộ GD&ĐT lấy ý kiến dự thảo 5 tiêu chuẩn, 18 tiêu chí đánh giá giảng viên sư phạm

Hiện tại, Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến dự thảo quy định về 5 tiêu chuẩn, 18 tiêu chí để đánh giá giảng viên sư ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.