Vào Mùa xuân năm 1931 từ ngày 20/3 - 26/3, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2. Tại hội nghị Trung ương Đảng đã bàn về công tác thanh niên và đi đến những quyết định mang ý nghĩa đặc biệt, như các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương phải tiến hành cử ngay các ủy viên của Đảng phụ trách công tác của Đoàn. Đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của Đoàn trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Nước ta bắt đầu xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở với quy mô khoảng 1.500 đoàn viên tại một số địa phương dần hình thành các tổ chức Đoàn từ xã cho đến huyện.
Nhờ sự phát triển lớn mạnh của Đoàn mà phong trào thanh niên nước ta đã được đáp ứng kịp thời. Đó là những cuộc vận động khách quan phù hợp với cách mạng ở nước ta. Qua đó đã phản ánh công lao to lớn của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh người cha già đáng kính và là Người đã sáng lập và rèn luyện tổ chức Đoàn.
Được Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép, xét theo đề nghị từ Trung ương Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, Đại hội toàn quốc lần thứ 3 bắt đầu từ ngày 22/3 - 25/3/1961 đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 (một ngày trong thời gian cuối Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ) làm ngày thành lập Đoàn hàng năm. Từ đó ngày 26/3 trở thành Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Từ ngày 26/3/1931 đến nay, để phù hợp với những yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng nước ta mà Đoàn đã đổi trải qua 6 lần đổi tên với 7 tên gọi:
Bắt đầu từ năm 1931 - 1936: Đoàn TNCS Việt Nam, Đoàn TNCS Đông Dương.
Bắt đầu từ năm 1937 - 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương.
Bắt đầu từ tháng 11/1939 - 1941: Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương.
Bắt đầu từ tháng 5/1941 - 1956: Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam.
Bắt đầu từ ngày 25/10/1956 - 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam.
Bắt đầu từ tháng 2/1970 - 11/1976: Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh.
Bắt đầu từ tháng 12/1976 đến hiện tại: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Ngày 26/3/2022 sắp tới là ngày kỷ niệm 91 năm thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh