Nghệ An sẽ phát triển 4 hành lang kinh tế bám theo các trục đường giao thông lớn

Theo quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh này sẽ hình thành và phát triển theo 4 hành lang kinh tế.

Theo thông tin từ Báo Chính Phủ, ngày 14/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu tổng quát của quy hoạch là xây dựng Nghệ An trở thành trung tâm của khu vực Bắc Trung Bộ về thương mại, y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, công nghiệp và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại.

Về tầm nhìn đến năm 2050, Nghệ An là tỉnh phát triển toàn diện, văn minh, hiện đại của cả nước và mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam và xứ Nghệ; là động lực phát triển quan trọng của khu vực Bắc Trung Bộ.

 Một góc Nghệ An. (Ảnh tư liệu: Hoàng Huy).

Bên cạnh đó, quy hoạch đưa ra các đột phá phát triển tỉnh Nghệ An như phát triển hai khu vực động lực tăng trưởng, gồm TP Vinh mở rộng và Khu Kinh tế Đông Nam Nghệ An mở rộng.

Ngoài ra, tỉnh còn hình thành và phát triển 4 hành lang kinh tế, gồm hành lang kinh tế ven biển gắn với trục quốc lộ 1, đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông, đường ven biển, đường sắt quốc gia và đường biển.

Hành lang kinh tế đường Hồ Chí Minh; hành lang kinh tế quốc lộ 7A; hành lang kinh tế quốc lộ 48A. Trong đó, phát triển hành lang kinh tế ven biển là trọng tâm.

Cùng với đó là phát triển 5 ngành, lĩnh vực trụ cột gồm, phát triển công nghiệp, trọng điểm là công nghiệp chế biến, chế tạo; công nghiệp hỗ trợ; phát triển thương mại, dịch vụ, nhất là dịch vụ giáo dục và đào tạo, y tế chất lượng cao.

Phát triển du lịch dựa trên ba loại hình chính gồm du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, giải trí và thể thao biển và du lịch sinh thái, mạo hiểm gắn với cộng đồng; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng an ninh.

Song song với đó là tập trung đầu tư 6 trung tâm đô thị gồm đô thị Vinh mở rộng, đô thị Hoàng Mai (phát triển gắn với Quỳnh Lưu), đô thị Thái Hòa (phát triển gắn với Nghĩa Đàn), đô thị Diễn Châu, đô thị Đô Lương, đô thị Con Cuông.

Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ này cũng theo định hướng, ngành công nghiệp được cơ cấu lại theo hướng hiện đại, phát triển nhanh, bền vững, sử dụng công nghệ tiên tiến, tiết kiệm năng lượng. 

Phát triển một số ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao trở thành động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh, gồm công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin; cơ khí chế tạo và lắp ráp; công nghiệp số; năng lượng tái tạo; công nghiệp hỗ trợ.

Phát triển các ngành có tiềm năng, lợi thế như chế biến nông, lâm, thủy sản, thực phẩm, dược liệu, sản xuất vật liệu xây dựng. 

chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến mang về doanh thu nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.