Nghề khai thác đá quý bất chấp hiểm nguy ở Myanmar

Bất chấp nguy hiểm rình rập, hàng nghìn công nhân khai thác đá qúy ở thung lũng Mogok, phía bắc Mandalay của Myanmar mỗi ngày đều chăm chỉ đào xới bên miệng núi lửa, với hy vọng tìm thấy dù chỉ một viên hồng ngọc để đổi đời.
nghe khai thac da quy bat chap hiem nguy o myanmar Thú ăn đầu thỏ của người sành ăn Trung Quốc
nghe khai thac da quy bat chap hiem nguy o myanmar Sống trong ga tàu ở Myanmar
nghe khai thac da quy bat chap hiem nguy o myanmar
Các công nhân khai thác đá qúy ở thung lũng Mogok. Ảnh: AFP

Suốt hàng thế kỷ, các vị vua và lãnh chúa từng giành giật nhau quyền liểm soát thung lũng Mogok, phía bắc Mandalay. Nơi đây từng được ví là "vùng đất của hồng ngọc" bởi từng chôn giấu nhiều kho báu.

Những viên ruby có màu giống máu của chim bồ câu là loại đá quý màu đắt nhắt thế giới. Chúng được bán với giá kỷ lục lên tới 30,3 triệu USD, hay 1,2 triệu USD/carat.

Aye Min Htun, 19 tuổi, chỉ là một trong hàng nghìn người sống trong các hầm mỏ của Myanmar để tìm kiếm ruby. Aye kiếm chưa tới 200 USD mỗi tháng khi làm việc tại một hầm mỏ nhỏ, lộ thiên dưới đáy thung lũng. Tuy nhiên, nếu chỉ cần tìm thấy một viên hồng ngọc, cậu sẽ có cơ hội đổi đời.

"Ước mơ của tôi là lập một doanh nghiệp nếu khai thác thành công. Tôi tin vào thần linh. Tôi cầu mong họ sẽ ban cho tôi một viên đá lớn, có giá trị cao”, AFP dẫn lời Aye nói.

Phía sau Aya là hàng chục người đàn ông chân trần đang xới đất cạnh miệng núi lửa, rồi làm tơi chúng trên những chiếc bàn gỗ để tìm đá. Đây là công việc nguy hiểm bởi lở đất thường xuyên xảy ra.

"Tôi luôn luôn nhắc nhở các công nhân mỏ phải cẩn thận. Họ vẫn còn trẻ”, người quản lý tên Pauksi nói. Cứ vài phút, tiếng nổ mìn lại xuất hiện trong các hầm bên cạnh.

nghe khai thac da quy bat chap hiem nguy o myanmar
Một người mua lựa chọn đá quý ở Mogok. Ảnh: AFP

Myanmar là nơi sản xuất hơn 80% lượng ruby trên thế giới dù dưới chính quyền quân sự, hoạt động khai thác đá quý bị cấm. Tháng 10/2016, Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu hồng ngọc từ Myanmar nhằm ghi nhận tiến trình dân chủ tại quốc gia Đông Nam Á này dưới chính quyền của bà Aung San Suu Kyi.

Khai thác đá quý tại Mogok phát triển nhanh kể từ giữa những năm 90, khi chính quyền khi đó cho phép các công ty tư nhân hoạt động. Họ đã đưa máy móc lớn tới đây và áp dụng nhiều phương pháp khai thác chuyên sâu.

Ngành công nghiệp khai thác đá quý, vốn do Doanh nghiệp Đá quý Myanmar (MGE), thuộc sở hữu nhà nước điều hành, được đưa ra khỏi danh sách chịu lệnh trừng phạt của Mỹ hồi tháng 5/2016. MGE nắm giữ khoản đầu tư và chi phối các mỏ khai thác. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tin rằng sức mạnh thực sự thuộc về Tập đoàn Kinh tế Myanmar (MEC).

Nhiều công ty tư nhân ở Mogok cũng nằm dưới sự điều hành của doanh nhân người Thái Lan và Trung Quốc, dù Myanmar có luật cấm người nước ngoài điều hành mỏ khai thác trong nước. Những viên đá chất lượng tốt nhất được nhập lậu qua biên giới phía đông rồi chuyển tới Bangkok, Hong Kong (Trung Quốc) để đánh bóng và tạo thành đồ trang sức.

"Những viên đá màu đỏ và xanh hầu hết đều được đưa đến chợ đen ở Thái Lan", Tun Hla Aung, một thành viên của Hiệp hội các doanh nghiệp đá quý và đồ trang sức Myanmar, cho hay.

Trong các trung tâm du lịch ở Mandalay, người kinh doanh đá quý hy vọng việc Mỹ dỡ bỏ cấm vận Myanmar sẽ thúc đẩy du khách Mỹ tìm mua sản phẩm của họ.

"Giá của hồng ngọc sẽ tăng lên trong 3-6 tháng tới. Chúng tôi ước tính nó sẽ tăng 50% hoặc ít nhất 1/3 so với giá cũ”, Khine Khine Oo, một người bán đá quý, dự đoán. Bà cũng cho biết các nhà buôn đang tích trữ những viên đá tốt nhất.

nghe khai thac da quy bat chap hiem nguy o myanmar
Người mua dùng thiết bị chuyên dụng kiểm tra từng viên đá trước khi bỏ tiền ra mua. Ảnh: AFP

Về phần mình, các công ty Mỹ cũng bắt đầu thăm dò thị trường đá quý Myanmar. Chỉ vài tuần sau khi lệnh cấm được dỡ bỏ, Hiệp hội Thương mại Đá quý Mỹ đã cử phái đoàn đến Mogok và đối thoại với đại điện Myanmar.

Trong khi đó, nhằm kiểm soát hoạt động khai thác ngọc bích và đá quý quá mức, chính phủ Myanmar hồi tháng 7 đã thắt chặt việc cấp giấy phép khai thác. Các công ty phải đáp ứng quy định về môi trường mới có thể nhận được loại giấy phép này. Tuy nhiên, quy trình cụ thể vẫn còn chưa rõ ràng.

Theo Ko Ko Aung, quản lý của công ty đá quý San Taw Win Gems (Myanmar), trong đó có 10 hầm mỏ ở Mogok, hầu hết mỏ khai thác đang mất lợi nhuận khi hoạt động quy mô lớn đang bị ngưng trệ vì liên quan tới giấy phép khai thác.

Nhưng theo Michael Gibb thuộc nhóm vận động Global Witness, khách hàng Mỹ phải tuân theo quy tắc quốc tế nghiêm ngặt để đảm bảo các mỏ áp đều đáp ứng đủ điều kiện làm việc và môi trường.

chọn
Bộ TN&MT đã chuẩn bị những gì để Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7?
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều nay (4/5), Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cung cấp thông tin liên quan đến việc chuẩn bị để Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7.