Nghề muối phơi cát miền Bắc cần được duy trì và bảo tồn

Khác với muối phơi nước được du nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 từ người Pháp, còn muối phơi cát chưa biết có tự bao giờ, nhưng chắc chắn đã hình thành từ nhiều trăm năm... 

Sản phẩm muối nói chung là một nguyên liệu rất quan trọng cho sự sống của con người, động vật và phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu. Muối là một trong những ngành công nghiệp cổ nhất và được phân bổ rộng rãi trên toàn thế giới, có 120 nước sản xuất muối. Dẫu rằng ngày nay, muối không còn ảnh hưởng mạnh về chính trị, quân sự và văn hóa như là một trong những nguyên nhân dẫn đến các cuộc xung đột giữa các quốc gia ở Trung đông để tranh giành các hồ muối, hoặc thuế muối đã là nguồn gốc của tình trạng náo động lớn trong dân chúng, đặc biệt là ở Pháp, nơi nó được coi là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cuộc Cách mạng Pháp … nhưng ngày nay, muối vẫn có một tầm quan trọng lớn trong thương mại toàn cầu, đặc biệt muối là nguyên liệu hóa học cho ngành sản xuất Xut-Clo và Soda tổng hợp. Những chất này đặc trưng cho giai đoạn đầu trong công nghiệp sản xuất chất dẻo, vật liệu, mà nó có mặt khắp nơi trong xã hội hiện đại và được sử dụng trong 14.000 ứng dụng khác nhau của muối. Chính vì vậy, công nghiệp muối toàn cầu là ngành kinh tế có sự tăng trưởng ổn định, liên tục với tốc độ phát triển 3,7%/năm: Năm 2000, sản lượng muối thế giới là 214 triệu tấn, đến năm 2015 là 271 triệu tấn (tăng 57 triệu tấn). Muối cho người ăn chỉ ở dạng vi lượng: Mỗi ngày cần trên dưới 10g, mỗi năm cần 5-6kg/đầu người, nhưng không thể thiếu và không thể thay thế. An ninh lương thực phải được hiểu đúng là bao gồm cả gạo và muối. Đúng như nhận định của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt “Gạo và muối là an ninh lương thực quốc gia”.

Sản xuất muối từ nước biển bằng phương pháp bay hơi mặt bằng là giải pháp công nghệ kinh tế nhất, hiện chiếm 45% sản lượng muối thế giới. Ở Việt Nam, muối được sản xuất bằng hai phương pháp công nghệ: Công nghệ phơi cát đại diện cho khu vực phía Bắc, công nghệ phơi nước đại diện cho khu vực phía Nam. Do lưu trình sản xuất khác nhau, muối phơi cát chỉ dùng chủ yếu cho người ăn trực tiếp và chế biến thực phẩm, muối phơi nước vừa cho người ăn vừa làm nguyên liệu chính cho công nghiệp hóa học (nhu cầu cho con người là giới hạn, nhưng nhu cầu cho sản xuất là vô hạn).

Về nghề muối phơi cát Miền bắc: Khác với muối phơi nước được du nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 từ người Pháp, còn muối phơi cát chưa biết có tự bao giờ, nhưng chắc chắn đã hình thành từ nhiều trăm năm mà hôm nay chúng ta tổ chức hội thảo tôn vinh “Doanh nhân văn hóa Bà chúa muối” là minh chứng lịch sử nghề muối phơi cát Việt Nam đã có từ xa xưa.

Về đặc điểm sản xuất muối phơi cát: Sản xuất muối nói chung, ngoài yếu tố đất đai, độ mặn nước biển, thời tiết khí hậu là yếu tố quyết định đến hiệu quả sản xuất. Do muối phơi cát được sản xuất trong mùa nắng nóng nhưng lại là mùa mưa ở miền Bắc nên phải chọn lưu trình sản xuất 48 giờ (2 ngày); do đó, toàn bộ quy trình sản xuất đều được thực hiện bằng lao động thủ công, mà sức người thì có hạn nên năng suất lao động thấp: 3-5 tấn /lao động/năm. Mặt khác, do tính chất công nghệ, chất lượng muối thấp, nên nhìn chung đời sống người lao động muối còn nhiều khó khăn cả trong sản xuất, trong tiêu thụ sản phẩm. Song, đây lại là nguồn sống chính của trên 60 ngàn lao động và đây cũng được coi là công nghệ sản xuất độc nhất vô nhị trên thế giới hiện nay. Và, cũng từ tính chất của công nghệ này, vị muối phơi cát có vị ngon riêng có, đã được một số nhà nhập khẩu nước ngoài đánh giá cao như Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu. Đặc biệt, những năm gần đây, một số doanh nghiệp đã sử dụng muối chế biến dưới dạng như là dược liệu thiên nhiên, muối mỹ phẩm chăm sóc sức khỏe con người đã từng bước tiếp cận với người tiêu dùng. Hàng chục sản phẩm muối tắm, muối ngâm chân, muối dưỡng da với những tính năng rất đa dạng và bước đầu được thị trường đón nhận.

Trong quy hoạch sản xuất phát triển muối đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 thì muối phơi cát Miền bắc vẫn tiếp tục duy trì ở một tỷ lệ nhất định. Đây là một hướng đi đúng đắn và cần thiết, vì nước ta hàng năm vẫn phải nhập khẩu muối để bảo đảm nhu cầu trong nước, người dân phía Bắc ngàn đời nay đã quen sử dụng sản phẩm này, mặt khác đây lại là một ngề truyền thống, xa xưa và cổ xưa, có tổ nghề, có lịch sử quản lý và có tương lai phát triển như là một nét văn hóa cần được duy trì và bảo tồn! Song, theo tôi phải là sự bảo tồn có điều kiện, vì rằng với mục tiêu đưa đất nước tiến lên văn minh hiện đại thời kỳ tới, nghề muối phía Bắc và diêm dân phải được đáp ứng hai vấn đề cốt lõi là cải thiện cường độ lao động và đời sống được nâng cao qua tiêu thụ sản phẩm. Hướng tới một xã hội phát triển, văn minh, người dân sẽ không cam chịu cảnh lao động thủ công, nặng nhọc “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” mà cuộc sống người lao động và gia đình luôn bấp bênh… Giải pháp giải quyết mâu thuẫn trên, để nghề muối phơi cát tiếp tục tồn tại theo hướng phát triển là giải pháp đầu tư công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để giảm nhẹ cường độ lao động, tăng chất lượng và giá trị sản phẩm trên thương trường.

Xin đề suất đó là áp dụng giải pháp “Phơi muối trong nhà kính”. Với giải pháp này, người sản xuất chỉ đảm nhiệm công đoạn phơi cát đến chế chạt. Sau đó nước chạt sẽ được tập trung lại, bảo quản, lắng lọc và được phơi trong nhà kính (theo hiệu ứng lồng kính). Giải pháp này vừa tạo được sản phẩm tuyệt hảo theo nhu cầu thị trường, vừa giảm nhẹ cường độ lao động cho diêm dân do không phải thực hiện khâu phơi muối, thu hoạch, vận chuyển, bảo quản, lo tiêu thụ… Khoảng 10% diện tích làm ô nề (sân phơi muối) sẽ được đưa vào làm sân phơi cát, làm tăng thêm sản lượng muối (khoảng 10% theo lí thuyết), tăng thu nhập cho người dân. Đây cần được coi là giải pháp tiên quyết và cần thiết để duy trì và bảo tồn nghề muối phơi cát, là sự hợp đồng gắn kết tương tác giữa người dân và nhà doanh nghiệp, sự phối hợp giữa nghề truyền thống và khoa học công nghệ hiện đại! Song điều hết sức quan trọng và cần thiết là nhà nước cần có kế hoạch và chủ động quy hoạch, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất hạ tầng đồng muối phơi cát trong bối cảnh biến đổi khí hậu, mà vị trí và địa hình các đồng muối phơi cát sẽ phải hứng chịu tác động sớm nhất, trực tiếp nhất khi nước biển dâng, nơi cũng sẽ ảnh hưởng đến đời sống của hàng ngàn lao động nghề muối và gia dình họ. Đây phải được coi là trách nhiệm chính trị, trách nhiệm xã hội ngõ hầu chấm dứt cuộc sống cùng cực, kéo dài của người dân làm muối bao đời nay đã tạo ra một sản phẩm thiết yếu cho sự sống hàng ngày của con người, cần được ứng xử công bằng! Có một câu ví như thế này: “Một người làm muối bảo đảm cuộc sống cho 1.000 người, nhưng 1.000 người không nuôi nổi 01 người làm muối”! và đừng để người dân nghề muối biến thành “Dân tộc biển” như lời cố thủ tướng Võ Văn Kiệt đã thốt lên khi về thăm ngành muối tỉnh Hà Tĩnh.

Nhân tại diễn đàn vinh dang doanh nhân văn hóa “Bà chúa muối” này, xin được trải lòng rằng: Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ 4G-5G, trong thời đại phát triển và hội nhập, đất nước đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ để không còn bỏ lỡ thời cơ và bị tụt hậu. Ngành muối thế giới đã, đang và sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ cao về trình độ và công nghệ … Song nghề muối Việt Nam dường như vẫn mãi đứng ngoài cuộc, mãi theo lối mòn không giống ai. Điều đáng nói là trời ban cho chúng ta một vùng tài nguyên muối ở Nam Trung bộ thuộc loại độc nhất vô nhị ở khu vực, nếu được phát triển và khai thác, ngành muối Việt Nam sẽ có tên trên “Bản đồ Muối” thế giới, sẽ trở thành ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế lớn của đất nước! Tiếc thay chúng ta lại đang thiếu Tầm nhìn chiến lược từ các nhà quản lí! Con “Sư tử Muối” vẫn đang mải mê ngủ trong rừng!

Để kết thúc những suy tư, trăn trở với một chút tâm huyết trên, tôi xin được ghi lại một định nghĩa muôn đời được nhân loại lưu truyền về nghề muối để chúng ta cùng chiêm nghiệm “Ngành muối là ngành cổ xưa, đồng thời là ngành vĩnh hằng và phát triển cùng với sự phát triển của nhân loại!”

Hà Nội, tháng 4 năm 2018 - N.G.H.

nghe muoi phoi cat mien bac can duoc duy tri va bao ton Đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc 'đồng loạt' xin ưu đãi

Các địa phương xin nhiều ưu đãi như giữ lại nguồn thu, để lại thuế xuất nhập khẩu... để làm đặc khu Vân Đồn, Bắc ...

nghe muoi phoi cat mien bac can duoc duy tri va bao ton Kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng cao nếu không có cú sốc thương mại

Vào sáng nay, ngày 11 tháng 4 năm 2018 Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đã có buổi hop báo về tình hình phát ...

chọn
ĐHĐCĐ Becamex IJC: Quý đầu năm lãi sau thuế 40 tỷ, sắp mở bán Sunflower II và Prince Town II
Tại ĐHĐCĐ thường niên vừa tổ chức, lãnh đạo Becamex IJC tiết lộ doanh thu và lãi sau thuế hợp nhất dự kiến quý I đạt 162 tỷ và 40 tỷ đồng. Hiện nay, công ty đang hoàn thiện các thủ tục để đưa vào bán hàng dự án Sunflower II và Prince Town II trong quý III/2024.