Nghịch lý thị trường thép: Tập đoàn trong nước lãi kỷ lục, doanh nghiệp FDI tỷ USD thua lỗ nhiều năm liên tiếp

Theo Bộ Tài chính, giai đoạn 2018 - 2019, cả hai doanh nghiệp FDI lớn nhất ngành sắt, thép đều có tình hình tài chính không lành mạnh, kết quả kinh doanh giảm sút khiến mức đóng góp vào ngân sách rất hạn chế. Điều này trái ngược với bức tranh tài chính của các tập đoàn sản xuất sắt thép trong nước.

Hiện nay, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành sắt, thép đều gặp khó khăn. Nguyên nhân do năm 2019 ngành thép toàn cầu vẫn đang bị ảnh hưởng bởi giá sắt, thép có xu hướng giảm. Tuy nhiên, tình hình ngành thép toàn cầu đã có dấu hiệu khởi sắc trong năm 2020.

Tính chung trong ngành, khi các công ty trong nước ghi nhận mức doanh thu và lời nhuận lớn, tăng mạnh qua từng năm thì những doanh nghiệp FDI với tiềm lực tài chính mạnh hàng tỷ USD lại có kết quả kinh doanh suy giảm, thua lỗ liên tiếp nhiều năm.

Doanh nghiệp trong nước báo lãi kỷ lục

Tập đoàn Hòa Phát (HPG) là doanh nghiệp sản xuất thép hàng đầu trong nước ghi nhận mức lợi nhuận kỷ lục những năm gần đây.

Cụ thể, theo tin từ HPG, quý III/2020, tập đoàn đạt 24.900 tỷ đồng doanh thu, tăng 62,7% và lãi 3.785 tỷ đồng, gấp hai lần cùng kỳ năm trước và cao nhất lịch sử. 

Lũy kế 9 tháng, Hòa Phát ghi nhận 65.000 tỷ đồng doanh thu và 8.845 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 40% và 56% so với cùng kỳ 2019. Đây cũng là lần đầu tiên, cả doanh thu và lợi nhuận sau thuế 9 tháng 2020 đã vượt mức thực hiện năm 2019, cao nhất từ trước tới nay.

Nghịch lý thị trường thép: tập đoàn trong nước lãi kỷ lục, doanh nghiệp FDI tỷ USD thua lỗ nặng - Ảnh 1.

Sản xuất thép cây tại Công ty Hòa Phát. (Ảnh: Trần Dũng/Kinh tế & Đô thị).

Sau 11 tháng, doanh nghiệp sản xuất gần 5,2 triệu tấn thép thô, gấp đôi so với cùng kì năm 2019.

Trước đó, năm 2019, Tập đoàn Hòa Phát đạt gần 65.000 tỷ đồng doanh thu và hơn 7.500 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, vượt 13% kế hoạch lợi nhuận năm 2019, giảm khoảng 12,7% so với năm 2018. Trong đó, nhóm sản phẩm sắt thép đóng góp lớn nhất với trên 80% doanh thu và lợi nhuận sau thuế.

Sức sinh lời cực kỳ ấn tượng làm cho cổ phiếu HPG và quy mô vốn hóa của doanh nghiệp cũng tăng mạnh, lên mức 130.000 tỷ đồng. Giữa tháng 12, Hòa Phát lần đầu tiên góp mặt trong top 10 doanh nghiệp giá trị nhất trên thị trường chứng khoán. Điều này giúp ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hoà Phát, đứng vị trí người giàu thứ ba sàn chứng khoán.

Bên cạnh Hòa Phát, CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG) cũng là một doanh nghiệp trong nước ghi nhận mức lãi lớn niên độ 2019 - 2020.

Trong giai đoạn kể trên, doanh thu thuần của Hoa Sen đạt 27.538 tỉ đồng, tương đương 98% thực hiện niên độ trước cũng như kế hoạch đề ra cho niên độ này.

Ước tính lợi nhuận sau thuế là 1.100 tỉ đồng, tăng 205% so với niên độ trước và vượt 175% kế hoạch đề ra. Sản lượng tiêu thụ cả niên độ này ước đạt trên 1,62 triệu tấn, tăng 9% so với niên độ trước. 

Doanh nghiệp FDI quy mô lớn thua lỗ hàng chục nghìn tỷ đồng

Trái ngược với các tập đoàn trong nước như Hòa Phát và Hoa Sen, một số doanh nghiệp FDI tỷ USD tại Việt Nam trong ngành sản xuất sắt, thép ghi nhận khoản lỗ ròng hàng chục nghìn tỷ đồng trong năm 2019.

Đơn cử như Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Đây là doanh nghiệp FDI lớn nhất trong lĩnh vực sản xuất sắt, thép và kim loại khác. Tuy nhiên, Formosa lại thua lỗ nhiều năm liên tiếp khiến số đóng góp vào ngân sách Nhà nước rất hạn chế.

Nghịch lý thị trường thép: tập đoàn trong nước lãi kỷ lục, doanh nghiệp FDI tỷ USD thua lỗ nặng - Ảnh 2.

Khu vực cảng vận tải thép lên tàu của Formosa Hà Tĩnh. (Ảnh: Nikkei).

Thông tin từ Zing, Formosa Hà Tĩnh năm gần nhất ghi nhận 72.030 tỷ đồng doanh thu, vẫn tăng 12% so với năm 2018. Tuy nhiên, doanh nghiệp này lại ghi nhận khoản lỗ ròng lên tới 11.538 tỷ đồng trong năm, gấp 4,2 lần số lỗ năm liền trước. Số tiền nộp ngân sách cùng năm của Formosa Hà Tĩnh cũng chỉ là 51,6 tỷ đồng.

Đến cuối năm 2019, doanh nghiệp có tổng tài sản đạt 286.804 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 100.814 tỷ, nhưng doanh nghiệp lỗ lũy kế 25.388 tỷ đồng.

Theo đánh giá từ Bộ Tài chính, Formosa Hà Tĩnh đang gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ. Nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn gần 25.500 tỷ đồng dẫn đến hệ số khả năng thanh toán hiện thời của Formosa ở mức thấp (0,6 lần). 

Một doanh nghiệp sản xuất sắt, thép khác là Công ty CP Thép Posco Yamoto Vina (Bà Rịa – Vũng Tàu) có tổng tài sản 19.957 tỷ, vốn chủ sở hữu đạt 4.308 tỷ đồng nhưng cũng đang lỗ lũy kế 8.9047 tỷ.

Trong năm 2019, Posco Yamoto ghi nhận 10.711 tỷ đồng doanh thu, giảm 17% so với năm trước và báo lỗ 2.780 tỷ đồng, gấp 2,5 lần số lỗ cùng kỳ.

Lý giải về mức tăng trưởng lợi nhuận đột biến, Hoa Sen cho biết một trong những nguyên nhân là chủ trương tái cấu trúc toàn diện hệ thống phân phối, chuyển đổi hàng trăm chi nhánh thành cửa hàng trực thuộc chi nhánh tỉnh để giảm chi phí quản lý.

Ngoài ra, Hoa Sen cũng cho biết tập đoàn đã áp dụng hệ thống ERP (hoạch định tài nguyên doanh nghiệp) để quản lý toàn bộ hoạt động từ hàng tồn kho, công nợ, tài sản ngắn hạn khác … qua đó cắt giảm thêm chi phí quản lý doanh nghiệp.

Với "xe lu" Hoà Phát, Công ty Chứng khoán TP HCM (HSC) nhấn mạnh một trong những yếu tố giúp tập đoàn đạt sản lượng thép kỷ lục (động lực chính thúc đẩy lợi nhuận) là nhờ hưởng lợi từ chính sách đẩy mạnh đầu tư công và sự tăng trưởng mạnh về sản lượng xuất khẩu.


chọn
Cập nhật KQKD quý I: Lợi nhuận loạt ông lớn giảm sâu
Bên cạnh nhiều đơn vị báo lãi đột biến thì cũng có nhiều doanh nghiệp lớn như Vinhomes, Masan, REE báo lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ (lợi nhuận ròng) giảm sâu quý đầu năm.