Điểm chuẩn ĐH 2017 cao kỷ lục, thí sinh 30 điểm vẫn trượt đại học vì sao? |
Nhiều thí sinh rớt oan uổng vì không được cộng điểm ưu tiên. Ảnh minh hoạ: Quỳnh Anh |
29,15 điểm trượt, 25,75 lại đỗ?
Mặc dù đạt 29,15 điểm (làm tròn thành 29,25) nhưng một thí sinh tại Thạch Thất (Hà Nội) vẫn trượt ĐH Y Hà Nội do không đạt tiêu chí phụ. Trong khi đó, một thí sinh khác chỉ được 25,75 nhưng do điểm ưu tiên cao (3,5 điểm) nên đã đỗ. Đây chỉ là một trong số hàng ngàn thí sinh có điểm thi cao nhưng vẫn rớt oan uổng chỉ vì những thí sinh khác được cộng điểm ưu tiên, có thí sinh được cộng lên tới 6,5 điểm.
Hay như điểm chuẩn khối A, thí sinh nữ, phía Bắc, của Đại học Phòng cháy Chữa cháy ở ngưỡng 30,25 điểm. Tuy nhiên, trong số bốn thí sinh cùng mức 30,25 điểm, trường chỉ lấy ba thí sinh có tổng điểm ba môn chưa làm tròn cao nhất, từ 28,35 điểm. Một thí sinh còn lại vẫn không đỗ. Như vậy, nếu 3 môn chỉ đều 9 thì... trượt.
Đối với thí sinh nam, phía Bắc, điểm chuẩn của Đại học Phòng cháy Chữa cháy là 28,25 điểm. Tuy nhiên, trong số 16 thí sinh cùng mức 28,25 điểm, trường chỉ lấy 6 thí sinh gồm 4 thí sinh có tổng điểm 3 môn chưa làm tròn đạt 27,65 điểm; 2 thí sinh có tổng điểm 3 môn chưa làm tròn 27,35 điểm và môn Toán đạt 9,6 điểm.
Nhìn nhận vấn đề này, Cô P.T.H (Trường THPT N.C.T – TP.HCM) bức xúc: “Trong khi các thí sinh cạnh tranh nhau từng 0.25 điểm lại có những thí sinh được cộng điểm ưu tiên nhiều nhất là 6.5 điểm, ít nhất cũng được cộng 0.5 điểm. Điểm thi đại học chỉ cần hơn nhau 0.25 thì số phận của nhiều thí sinh đã có sự cách biệt rất lớn. Mặt khác, thi ĐH chỉ cần giành được 0,25 điểm cũng đã phải cố gắng rất nhiều, trong khi chỉ cần thí sinh ở trong khu vực được cộng điểm ưu tiên là đã có sẵn 2 đến 3 điểm, do đó việc cộng điểm ưu tiên đã thực sự bộc lộ nhiều bất cập”.
Việc thi cử nên chú trọng đến năng lực của thí sinh nhiều hơn. Ảnh minh hoạ: Quỳnh Anh |
Bạn Hoàng Anh T. vừa trượt NV1 ĐH Bách Khoa TP.HCM cũng thẳng thắn bày tỏ quan điểm: “Mình không đánh đồng những bạn được cộng điểm là không giỏi. Nhưng thực sự thi cử là phải chú trọng đến năng lực. Những bạn thi ĐH đều biết kiếm điểm trên 29 là rất khó kể cả đề có dễ thì cũng phải thực sự xuất sắc mới đạt được nó. Vậy mới thấy điểm cộng 0,5 hay 1 điểm cũng quý giá như thế nào.
Nhiều bạn bảo ở thành phố có điều kiện cái gì cũng thuận lợi hơn nhưng các bạn không nghĩ kể cả điều kiện vượt trội về mọi mặt thì khi ôn thi đại học để được trên 29 cũng vẫn là quá khó trong khi mức điểm trên 28 dưới 29 nó lại nhan nhản. Chưa kể hiện nay điều kiện cũng đã thay đổi nhiều, kết nối mạng cũng đã có ở mọi nơi, việc tải các bộ đề để học hay ôn cũng không còn quá khó khăn. Do đó, cộng điểm cho các khu vực thực sự có còn tác dụng?”
Nên có nhiều biện pháp hỗ trợ thí sinh hơn là cộng điểm
Ngoài việc chia sẻ quan điểm, nhiều người cũng đưa ra các giải pháp để cải thiện chất lượng học tập ở các khu vực được cộng điểm ưu tiên hoặc biện pháp đãi ngộ đối với những trường hợp con cái của người có công với cách mạng.
Thầy N.H.N (THPT M.D.C – TP.HCM) chia sẻ: “Những đối tượng được cộng điểm ưu tiên thường là học sinh giỏi đoạt giải 1-2-3 quốc gia, hoặc thuộc diện con thương binh, người dân tộc thiểu số, có công với cách mạng hoặc vùng sâu vùng xa. Nhà nước sử dụng biện pháp cộng điểm như cách để bù đắp hoặc cám ơn cho con em hoặc thí sinh thuộc những đối tượng trên hoặc khu vực trên theo tôi là không công bằng cho những thí sinh khác. Bởi lẽ, thi ĐH, cách biệt 0,1 điểm cũng đã là cả một vấn đề, trong khi đó điểm cộng lại lên tới 2 đến 3 điểm thì việc xác định năng lực của thí sinh có còn chính xác”.
Nên có nhiều biện pháp hỗ trợ thí sinh hơn là cộng điểm. Ảnh minh hoạ: Quỳnh Anh |
Thầy giải thích thêm: “Điểm công ưu tiên sẽ khiến những em thật sự có năng lực bị tước đi cơ hội, như trường hợp thí sinh 29,15 trượt ĐH Y Hà Nội trong khi bạn khác 25,75 điểm lại đỗ. Đặc biệt trong ngành quan trọng và nhạy cảm như Y Dược, năng lực nên là tiêu chí và yếu tố quan trọng nhất. Mặt khác, việc cộng điểm khu vực vô tình phân loại thí sinh theo khu vực, vị trí địa lý chứ không phải dựa trên năng lực, trong khi đối với giáo dục điều này rất nguy hại”.
Theo phân tích của thầy N., em học sinh được 29,15 trượt (trên thực tế có rất nhiều học sinh bị trượt vì lý do... thua về điểm cộng như vậy) dẫn đến việc, ngành mà các em yêu thích lại không thể theo học. Các em sẽ phải chuyển các nguyện vọng "ít thích" hơn. Và như thế, hệ lụy về việc làm, năng lực làm việc sau này rất đáng bàn.
Thầy N cũng đưa ra giải pháp: “Với những em học sinh ở khu vực ưu tiên hoặc thuộc diện đối tượng ưu tiên, chúng ta nên có biện pháp khác để hỗ trợ như cải thiện cơ sở vật chất, chất lượng giảng dạy hoặc có thể tạo ra các chương trình giáo dục đặc biệt riêng cho các em. Đừng cộng điểm trực tiếp đến 2 hoặc 3 điểm như hiện nay trong khi 0,25 điểm muốn kiếm được đã khó khăn như thế nào dù là học trò ở nông thôn hay thành phố”.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/.