Đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ được đầu tư hơn 300 tỉ đồng để hạ đê mở rộng thêm lòng đường và xây cầu vượt phục vụ cho việc lưu thông của người dân nhưng cũng từ sự vô ý thức của một số người chơi graffiti mà con đường này đã bị vẽ chằng chịt lên bức tường bao. Thậm chí, cửa nhà của một vài hộ sinh sống xung quanh cũng bị vạ lây khiến cho nhiều người không khỏi bức xúc.
Graffiti vốn được coi được coi là một môn nghệ thuật đường phố và sự tồn tại của nó phải gắn với những nơi công cộng. Nhưng so với một bức vẽ có ý nghĩa và thông điệp sẽ được coi là nghệ thuật thay vì những nét vẽ nguệch ngoạc và vô nghĩa đã vô tình phá hỏng sự sạch đẹp của cả con đường.
Với graffiti, ranh giới giữa vẽ bậy và nghệ thuật thực sự mong manh khi chính những người thực hiện còn chưa ý thức rõ nên vẽ ở đâu và vẽ như thế nào. Đây không phải là lần đầu tiên vấn đề này được phản ánh bởi rất nhiều nơi khác cũng gặp tình trạng tương tự. Đến nay, có thể thấy nó như một vòng luẩn quẩn và không có hồi kết.
Người dân bức xúc về những hình vẽ không đẹp xuất hiện dày đặc trên đường đê Nghi Tàm. (Ảnh: Tùng Lâm/VTC News). |
Theo quy định, hành vi viết, vẽ bậy ở các công trình công cộng, tường nhà người khác là vi phạm pháp luật. Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định rõ, nếu đổ, ném chất thải, chất bẩn hoặc các chất khác làm hoen bẩn nhà ở, cơ quan, trụ sở làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh của người khác có thể bị phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Đồng thời, tại Điều 51, Nghị định 158/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch và quảng cáo cũng quy định xử lý khá rõ hành vi này. Đối với những hành vi treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng sẽ bị phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 23 Nghị định 158/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch, quảng cáo là phạt tiền từ 1 triệu đến 3 triệu đồng với hành vi viết, vẽ, làm bẩn, làm ô uế di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, công trình văn hóa, nghệ thuật.
Nếu chiếu theo Luật di sản văn hóa thì hành vi viết, vẽ bậy lên di sản được khép vào tội “hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa”. Thế nhưng, trên thực tế chưa có vụ việc nào được xử lý triệt để, đủ sức răn đe cho nhiều người khác. Và hành vi viết, vẽ bậy lên di tích quốc gia vẫn tiếp tục tái diễn.
Tại Trung Quốc, những vụ phá hoại công trình cổ, di tích tham quan được pháp luật bảo vệ xảy ra khá thường xuyên tại Trung Quốc do hình phạt thấp, theo China Daily. Nếu thiệt hại không đủ nghiêm trọng để xử phạt hình sự, mức phạt tiền là 200 nhân dân tệ (khoảng 28 USD), hoặc cảnh cáo.
Còn tại Singapore, người vẽ, viết bậy tại nơi công cộng hay các di tích sẽ bị bắt. Mức phạt tối đa cho tội này là 2.000 SGD (khoảng 1.416 USD) hoặc phạt tù tới 3 năm, chịu đánh từ 3 đến 8 roi.
Vào năm 1994 chính phủ Singapore xử phạt một thiếu niên, bị quất roi vì phá ôtô và tài sản công cộng.
Tại Thái Lan, với tội phá hoại công trình cổ, người vi phạm có thể phải chịu mức phạt lên tới 10 năm tù và khoản tiền phạt một triệu baht (30.650 USD).
Tại Hàn Quốc, viết vẽ trái phép lên tài sản công hoặc tư đều bị quy vào tội xâm phạm và phá hoại tài sản, theo Cơ quan Cánh sát Quốc gia Hàn Quốc (KNP). Người phá hoại tài sản có thể bị phạt tới 7 triệu won (6.300 USD) và ba năm tù, còn những đối tượng xâm phạm tài sản đối mặt với mức phạt tới 5 triệu won (4.450 USD) và ba năm tù. Không có trường hợp ngoại lệ cho khách nước ngoài.
Hà Nội: Những di tích lịch sử quốc gia nào đang bị 'bức tử' vì vẽ bậy?
Không chỉ dòng chữ "A. Hào" vẽ bậy lên khu di tích thành cổ Yonago (tỉnh Tottori, Nhật Bản), mà ngay ở Việt Nam, đặc ... |
Không chỉ 'A.Hào' ở Nhật Bản, 'bút tích' của người Việt còn giăng khắp các nước châu Á
Sự việc dòng chữ "A. Hào" xuất hiện ở khu thành cổ tại Nhật Bản còn chưa có dấu hiệu lắng xuống, thì mới đây, ... |