Người dân bị cách li với bờ sông Sài Gòn tại khu Thảo Điền

Tại phường Thảo Điền (quận 2, TP HCM), những dãy biệt thự chiếm hữu từng đoạn sông Sài Gòn khiến người dân không thể tiếp cận. Các con hẻm tại đây cũng không còn là của chung.

Hai bên đường Nguyễn Văn Hưởng (phường Thảo Điền, quận 2) là những khu biệt thự, chung cư cao cấp, hàng quán mọc san sát, vươn ra phía bờ sông Sài Gòn. Dù các con hẻm dọc đoạn đường đã được cắm biển, nhiều rào chắn và trạm gác có bảo vệ vẫn mọc lên, ngăn cản người dân tiến về phía bờ sông.

Bà Hoa (51 tuổi, trú tại phường Thảo Điền, quận 2) cho biết muốn hóng mát tại bờ sông Sài Gòn, người dân chỉ có cách đi đến đầu hoặc cuối đường Nguyễn Văn Hưởng dài hơn 3 km, chạy quanh phường Thảo Điền.

"Đoạn này làm gì có đường bờ sông, chỉ có lúc triều cường lên thì đường ngập thành sông", người phụ nữ nói.

Người dân bị cách li với bờ sông Sài Gòn tại khu Thảo Điền - Ảnh 1.

Hành lang sông Sài Gòn thuộc phường Thảo Điền bị các khu biệt thự lấn chiếm, quây kín. (Ảnh: Lê Quân).

Phía bờ sông không thể tiếp cận

Chứng kiến các dự án, khu biệt thự đua nhau mọc lên theo thời gian, ông Lê Minh (70 tuổi), một cư đân sinh sống lâu năm tại phường Thảo Điền, cho biết trước đó, khu dọc bờ sông là bãi đất nhìn rất quang đãng. Khoảng 10 năm gần đây, khi những công trình lớn làm thay đổi diện mạo vùng đất ven sông, ông hy vọng vào một tuyến đường công cộng để người dân có thể tận hưởng không khí quang đãng nhưng rồi bãi đất ngày ấy cũng bị chiếm giữ.

"Người dân thì ai cũng muốn có một nơi để tập thể dục, cho trẻ con dạo chơi nhưng giờ biết đòi ai? Dự án, biệt thự họ đã mọc lên rồi, bắt tháo dỡ làm sao được", ông Minh ngán ngẩm.

Người dân bị cách li với bờ sông Sài Gòn tại khu Thảo Điền - Ảnh 2.

Đầu đường Nguyễn Văn Hưởng, phía gần cầu Sài Gòn, nơi duy nhất tại khu vực phường Thảo Điền có đường bờ sông hoàn chỉnh. (Ảnh: Quang Huy).

Trên tuyến đường Nguyễn Văn Hưởng, từ những căn biệt thự riêng lẻ đến khu nhà cao cấp thi nhau quây kín khu vực bờ sông như khu biệt thự cao cấp Thảo Điền 2, AVA Residence, An Phu Riverview, khu biệt thự trường quốc tế tại hẻm 177...

Các con hẻm là cách để người dân tiếp cận với khu vực bờ sông tại khu vực này. Trên thực tế, những lối đi công cộng này không phải ai cũng có thể vào.

Tại khu biệt thự Kim Sơn hẻm 112 Nguyễn Văn Hưởng, phóng viên không thể vào trong bởi vấp phải sự ngăn cản của bảo vệ.

"Có thấy tấm biển ngoài kia không, đây là khu biệt thự, không phải hẻm công cộng", nam bảo vệ trả lời sau khi được hỏi hẻm này có được lưu thông.

Tình trạng trên diễn ra tương tự đối với khu biệt thự tại hẻm 153, hẻm 118, hẻm 146, hẻm 117, và hẻm 35.

Người dân bị cách li với bờ sông Sài Gòn tại khu Thảo Điền - Ảnh 3.

Cây xanh, tiểu cảnh dựng lên biến bờ sông tại hẻm 189D Nguyễn Văn Hưởng thành của riêng. (Ảnh: Lê Quân).

Khi phóng viên tiến vào khu biệt thự Thảo Điền 1 tại hẻm 146, một bảo vệ chặn lại và nói đây là hẻm nội bộ, chỉ người làm việc, sinh sống bên trong mới có thể đi vào.

Cạnh đó vài bước chân, phía cuối hẻm 189D cũng tồn tại một mảng công trình nằm sát một tòa biệt thự lớn. Nơi thi công cũng có bảo vệ luôn túc trực và yêu cầu những người lạ mặt không đến gần. Trước đó, con hẻm này được dựng chốt bảo vệ, đặt barie kiểm soát người ra vào, do bị phản ánh, chủ các căn biệt thự tại đây đã tháo dỡ.

Đường 66 chạy ra bờ sông hiện là lối đi hiếm hoi mà người dân nơi đây có thể thoải mái ra hóng mát, câu cá. Ông Nguyễn Văn Tuấn (ngụ đường 47, phường Thảo Điền) cho biết việc tìm lối ra bờ sông ở khu vực này để thả câu, hóng mát hiện rất khó.

"Các con hẻm có biệt thự thì bị đuổi, chỗ cây cối um tùm thì không dám đến nên cuối đường 66 này lúc nào cũng có người tới đây", ông nói.

Ngoài các dự án lớn muốn giữ bờ sông làm của riêng, tại những nơi chỉ có những hộ dân nhỏ lẻ sinh sống, nơi tiếp giáp sông cũng được dựng rào gỗ, bên trong là bàn, ghế, cây cảnh, những tiện ích không phải ai cũng có thể sử dụng. Theo ghi nhận, đầu tháng 11, một số công trình mới vẫn tiếp tục thi công trong khuôn viên khép kín sát bờ sông Sài Gòn.

Không phải muốn lập chốt ở đâu cũng được

Nhận định về tình hình lấn chiếm hành lang kênh, rạch tại TP HCM, Viện Quy hoạch Xây dựng TP cho biết từ năm 2004, thành phố đã quy định sông Sài Gòn phải có hành lang từ 30-50 m, tuy nhiên, đối với các dự án được xây dựng trước đó, hành lang an toàn bờ sông đang có phần thiếu đồng đều. Tại khu vực phường Thảo Điền (quận 2), các khu biệt thự cao cấp hiện hữu thuộc các dự án nhà ở đang lấn chiếm hành lang kênh rạch khá nhiều.

Người dân bị cách li với bờ sông Sài Gòn tại khu Thảo Điền - Ảnh 4.

Những căn biệt thự đua nhau vươn ra, chiếm bờ sông Sài Gòn. (Ảnh: Lê Quân).

Trao đổi với Zing.vn, ông Nguyễn Phước Hưng, Chủ tịch UBND quận 2, khẳng định những nơi tự động lập chốt chắn, barie bảo vệ là sai quy định, quận 2 đã giao cho UBND phường kiểm tra, xác minh những sai phạm và xử nếu phát hiện vi phạm.

"Không phải ở đâu muốn lập chốt cũng được, việc họ cản trở giao thông chắc chắn là sai rồi, khi làm rõ được vi phạm, chính quyền sẽ xử . Tuy nhiên, việc quản và xử còn nhiều khó khăn bởi chủ đầu tư từng khu nêu do muốn đảm bảo an ninh trật tự, ngoài ra hạ tầng giao thông giữa bên trong và ngoài công trình còn chưa được đồng bộ tốt", ông Hưng khẳng định.

Người dân bị cách li với bờ sông Sài Gòn tại khu Thảo Điền - Ảnh 5.

Chốt bảo vệ, barie dựng lên tại nhiều con hẻm trên đường Nguyễn Văn Hưởng. (Ảnh: Lê Quân).

Sau khi tiếp nhận thông tin bờ sông Sài Gòn thuộc địa phận phường Thảo Điền bị lấn chiếm, ông Hưng đã giao Phòng Quản Đô thị và Phòng Tài Nguyên Môi trường lập Đoàn kiểm tra, xác minh hiện trạng và xử nghiêm những hành vi vi phạm hành lang sông.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.