Người dân từng mang loa phường đến nhà trưởng cụm dân cư phát thử

"Tôi là trưởng cụm dân cư nên có một thời gian, người dân mang 2 chiếc loa đến nhà tôi đặt và phát thử. Loa phát mấy ngày, trẻ con ở gần đấy đang ngủ giật mình khóc thét. Có hộ còn đến tận nhà tôi phản đối"...
Trước đề nghị bỏ loa phường của Chủ tịch UBND TP Hà Nội, hơn một ngày nay, người dân Thủ đô không khỏi xôn xao. Người bày tỏ vui mừng vì được "tạm biệt" loa phường. Người lại chia sẻ đầy hoài niệm.

Ông Vũ Huy Tưởng, trưởng cụm dân cư phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội,bày tỏ: "Nghe tin bỏ loa phường, tôi và nhiều người vui lắm”.

Theo ông Tưởng, ngày xưa loa phường là phương tiện truyền thông hiệu quả. Nhưng ngày nay, loa phường không còn phù hợp nữa. Ở Hà Nội, người ta thường mở loa vào sáng sớm. Đó là giờ người đi làm ca vừa về, người già cần nghỉ ngơi chưa dậy… Vì thế nhiều người bức xúc.

“Tôi là trưởng cụm dân cư nên có một thời gian, người dân mang 2 chiếc loa đến nhà tôi đặt và phát thử. Loa phát mấy ngày, trẻ con ở gần đấy đang ngủ giật mình khóc thét. Thậm chí, có hộ còn đến nhà tôi phản đối rồi ra phường ý kiến. Sau cùng, chiếc loa phải được chỉnh, quay đi hướng khác.

nguoi dan tung mang loa phuong den nha truong cum dan cu phat thu
Ông Vũ Huy Tưởng cho rằng, loa phường ngày nay đã không còn phù hợp

Do đó, tôi cho rằng việc bỏ loa phường là hoàn toàn hợp lý. Phường muốn tuyên truyền gì thì gửi cho đối tượng cần chứ không nên để cả khu phải nghe", ông Tưởng nói.

Anh Phạm Mạnh Hiếu (SN 1976), phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội cho rằng, thành phố không nên bỏ đồng loạt loa phường mà nên để các phường tự chủ. Các quận dân trí cao như Ba Đình, Hoàn Kiếm… có thể xem xét bỏ.

Các quận như Nam, Bắc Từ Liên, một số phường của Hà Đông, Thanh Xuân, Cầu Giấy… có xuất xứ từ các làng, mới đô thị hóa chưa nên bỏ, vì loa phường vẫn có tác dụng tuyên truyền khá lớn. Nhưng cần thay đổi để nội dung bản tin phong phú hơn, giờ phát hợp lý hơn...

nguoi dan tung mang loa phuong den nha truong cum dan cu phat thu
Ông Tưởng nói: "Ở Hà Nội, người ta thường mở loa vào sáng sớm. Đó là giờ người đi làm ca vừa về, người già cần nghỉ ngơi chưa dậy… Vì thế nhiều người bức xúc". Ảnh: Lê Anh Dũng

Anh kể: "Tôi có một kỷ niệm đáng nhớ về loa phường. Nhờ nó mà bây giờ tôi có được cuộc sống khá ổn.

Tôi không có điều kiện học hành như mọi người. Cách đây gần 15 năm, tôi không biết định hướng nghề nghiệp cho mình. Buổi tối, tôi tìm đến ga tàu, làm nghề bốc vác kiếm đồng ra đồng vào.

Sau đó, tôi chuyển sang khuân vác sắt thép cho những chủ thầu xây dựng. Các công trình xây dựng cần vận chuyển vật liệu xây dựng dạng nặng, chủ thầu xây dựng sẽ gọi cánh công nhân chuyên bốc vác như chúng tôi. Nghề đó, thu thập khá ổn, nhưng mất sức vô cùng.

nguoi dan tung mang loa phuong den nha truong cum dan cu phat thu
"Một số nơi nếu chưa bỏ loa phường thì cần thay đổi để nội dung bản tin phong phú hơn, giờ phát hợp lý hơn...", anh Hiếu bày tỏ. Ảnh: Lê Anh Dũng

Tôi làm được 2 năm, một hôm vào khoảng hơn 5 giờ chiều, trên đường đi làm về tình cờ tôi nghe được trên loa phát thanh thông tin tuyển sinh công nhân cơ khí.

Những người chưa biết việc sẽ được đào tạo, sau đó sẽ được bố trí công việc làm cơ khí, mức thu nhập ổn. Tôi đã ra phường hỏi lại thông tin và nộp hồ sơ đi học.

Thời đó, tôi học 3 tháng và được bố trí công việc cơ khí ở một công ty lắp ráp ô tô. Làm công việc đó ở công ty gần 4 năm, tôi chuyển ra mở xưởng riêng. Bây giờ, xưởng cơ khí của gia đình tôi có tới 6 công nhân, làm việc liên tục. Thu nhập của chúng tôi khá hơn”.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.