Người giàu Trung Quốc chi triệu đô đổi không khí sạch

Trước thực trạng ô nhiễm nghiêm trọng, nhiều gia đình giàu có ở Trung Quốc sẵn sàng bỏ ra hàng trăm triệu USD để lắp hệ thống lọc không khí, mua thực phẩm sạch và cả không khí sạch từ nước ngoài.
nguoi giau trung quoc chi trieu do doi khong khi sach Sương mù 'biến ngày thành đêm' ở Trung Quốc
nguoi giau trung quoc chi trieu do doi khong khi sach Sương mù ô nhiễm bao trùm Trung Quốc trong 20 phút
nguoi giau trung quoc chi trieu do doi khong khi sach
Người dân Trung Quốc chi những khoản tiền lớn để đảm bảo sức khỏe vì không khí ngày càng ô nhiễm. Ảnh: EPA

Việc đầu tiên Jiang Wang làm mỗi sáng thức dậy là kiểm tra chất lượng không khí trong nhà. Sau đó, bà chuẩn bị bữa sáng và rửa thực phẩm bằng vòi nước lọc riêng. Nhưng gia đình không sử dụng nguồn nước này để uống mà dùng nước đóng chai nhập khẩu.

"Từ lúc tỉnh dậy cho tới lúc đi ngủ, tôi để ý đến mọi thứ, từ không khí, nước đến đồ ăn”, bà nói". "Chi phí rất tốn kém. Nhưng hãy nghĩ đến sức khỏe. Không gì đánh đổi được", bà Wang bày tỏ quan điểm.

Gia đình Wang vừa mới lắp hệ thống lọc không khí có giá 4.300 USD, bao gồm hệ thống thông gió, làm sạch không khí bên ngoài rồi bơm vào nhà. Mỗi phòng cũng có máy lọc không khí riêng để loại bỏ carbon dioxide, tổng cộng 8 cái có giá 7.200 USD.

Các máy lọc cần được thay mới mỗi tháng một lần với chi phí 430 USD. Bộ lọc nước bồn rửa có giá khoảng 300 USD và thiết bị lọc nước để tắm có giá 1.000 USD.

Nghiên cứu của trường Đại học Môi trường Nam Kinh cho thấy sương mù đã gây ra 1/3 trường hợp tử vong ở Trung Quốc, tương đương tác hại của thuốc lá. Năm 2013, có hơn 3 triệu trường hợp tử vong trên khắp 74 thành phố của Trung Quốc. Trong đó, 31,8% số ca tử vong do ô nhiễm, chủ yếu ở các thành phố lân cận thủ đô Bắc Kinh.

Theo CNN, nhiều gia đình có điều kiện khác ở Bắc Kinh cũng đang tìm cách cải thiện môi trường sống của họ. Nhưng đối với tầng lớp trung lưu và người dân nghèo ở Bắc Kinh, các thiết bị cao cấp đó là thứ ngoài tầm với.

Bên cạnh sự ra đời của hệ thống lọc không khí, nhiều ngôi nhà hiện đại cũng xuất hiện với giá bán không hề nhỏ. Tùy theo công nghệ và các biện pháp thân thiện với môi trường, giá bất động sản có thể thay đổi đáng kể.

Tại thủ đô Bắc Kinh, một căn hộ hai phòng ngủ ở khu chung cư MOMA được trang bị hệ thống lọc khí có giá trên 3 triệu USD, theo công ty bất động sản Lianjia. Con số này cao gấp 6 lần so với một căn hộ có kích thước tương tự ở khu vực ven thành phố bụi bặm.

Không chỉ nhà ở, ngay cả trường học cũng phải nâng cấp xây dựng vì ô nhiễm. Trường quốc tế Bắc Kinh, nơi có học phí 37.000 USD một năm, đã đầu tư 5 triệu USD để xây nhà thi đấu riêng mái vòm có không khí sạch cho trẻ em vui chơi.

nguoi giau trung quoc chi trieu do doi khong khi sach
Nhà thi đấu mái vòm có không khí sạch ở Trường quốc tế Bắc Kinh. Ảnh: CNN

Trước tình trạng ô nhiễm không khí, các dịch vụ giao thực phẩm hữu cơ sạch cũng bùng nổ ở thủ đô Bắc Kinh. Người dân phải chi 3.400 USD nếu muốn trở thành thành viên hàng năm của trang trại rau củ Tony. Theo đó, họ sẽ nhận hàng hai lần mỗi tuần, mỗi lần 3 kg rau củ quả.

Nhiều người khác tìm cách thoát khỏi bầu không khí khó chịu và độc hại bằng các sản phẩm nhập khẩu. Họ đổ xô tìm kiếm các mặt hàng như không khí sạch đóng chai nhập khẩu từ Anh, với giá 115 USD một chai 580ml, kem thoa chống ô nhiễm có giá 100 USD.

Trong khi đó, những người có mức sống bình thường không đủ khả năng chi trả các chi phí này, khi mức lương trung bình năm không quá 17.000 USD.

Nhiều chuyên gia cho rằng ngoài tác động đến sức khỏe, ô nhiễm không khí còn đang khiến khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng. Bắc Kinh có nguy cơ biến thành hai thành phố, một nơi dành cho người giàu và một nơi dành cho người nghèo.

"Ô nhiễm không khí khiến phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn", Matthew Kahn, giáo sư kinh tế tại Đại học Nam California, cho hay. "Người giàu sống ở các vùng không khí trong lành hơn, có thể lái xe đi làm, làm việc trong tòa nhà để tránh ô nhiễm, được bác sĩ tốt hơn thăm khám, có nhà ở vùng quê và có bộ lọc không khí đắt tiền, hiệu quả".

chọn
'Đất huyện ven trúng đấu giá gấp nhiều lần khởi điểm là đúng thực tế'
Thứ trưởng Tài nguyên & Môi trường cho rằng các địa phương đã kiểm soát chặt công tác đấu giá nhưng thời điểm giao thoa giữa luật cũ và mới phần nào khiến giá trúng tăng cao.