Thanh toán không dùng tiền mặt trong công nhân lao động vẫn gặp khó

Bình Dương hiện có đến 1,2 triệu lao động hầu hết được chi trả tiền lương qua thẻ, nhưng đa số công nhân, người lao động sau khi nhận lương đều đến cây ATM để rút tiền mặt về chi trả cho sinh hoạt, mua sắm... Trong khi đó đề cập về không chi trả bằng tiền mặt dường như vẫn còn xa lạ với người lao động.

Ngày 24/7, tại Trung tâm văn hoá lao động tỉnh Bình Dương, Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương tổ chức toạ đàm nêu lên vấn đề trên trong việc "Quản lý chi tiêu và Giải pháp hạn chế sử dụng tiền mặt trong công nhân". Hiện bài toán này đang thu hút sự quan tâm của các lãnh đạo, doanh nghiệp và hơn 300 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân đang làm việc trên địa bàn tỉnh.

Bình Dương đang là một trong những địa phương đứng đầu cả nước trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Việc thanh toán không dùng tiền mặt trong thời kỳ hội nhập là xu thế tất yếu trong kỷ nguyên số.

Tại Việt Nam, tiềm năng phát triển việc thanh toán không dùng tiền mặt còn rất lớn, việc các nhân viên văn phòng, sinh viên học sinh đã và đang dần thích nghi hình thức thanh toán này nhưng các công nhân lao động thì chưa. Việc này là một thách thức khiến các cấp công đoàn cần triển khai các hoạt động thiết thực thúc đẩy hình thức thanh toán này phổ biến.

Chủ tịch liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương, bà Trương Thị Bích Hạnh cho biết, trong giai đoạn dịch COVID -19 bùng phát, giãn cách xã hội cũng như yêu cầu về sự an toàn vệ sinh được đặt lên hàng đầu đã thúc đẩy việc hạn chế chi tiêu bằng tiền mặt. Ngoài ra tại các khu công nghiệp, với số lượng công nhân lao động lớn nhưng lại không nhiều các cây ATM rút tiền, việc này dẫn đến tình trạng ùn tắc khi công nhân rút tiền lương, gây mất thời gian.

Việc thanh toán không sử dụng tiền mặt mang lại lợi ích cho người sử dụng như tiết kiệm thời gian, công sức của bên trả tiền và bên thu tiền, giảm bớt thời gian đợi chờ tới lượt thanh toán. Đồng thời, đây cũng là cách để đảm bảo quá trình giao dịch an toàn hơn, tốc độ thanh toán nhanh, xác thực dễ dàng và linh hoạt.

Tuy nhiên, công nhân lao động vẫn chưa có nhiều thông tin truyền thông về hình thức thanh toán không tiền mặt, các ứng dụng của việc thanh toán không dùng tiền mặt vẫn chưa gần gũi thiết thực với tầng lớp công nhân.

Việc thanh toán không dùng tiền mặt gặp có nhiều thuận lợi, nhưng muốn lan rộng hình thức thanh toán này trong công nhân lao động vẫn có những khó khăn nhất định. Chị Đinh Thị Thoa, Chủ tịch công đoàn công ty TomBow Việt Nam cho biết, các công nhân chủ yếu sống ở các khu nhà trọ và mua bán đồ dùng, các thiết bị ở chợ lân cận, việc mua đồ trong các siêu thị giá vẫn quá cao so với công nhân lao động. 

Muốn công nhân sử dụng hình thức thanh toán này, các khu chợ, các tạp hoá bán hàng nhỏ lẻ, chủ nhà trọ... cần phải được số hoá và có nền tảng trong giao dịch thanh toán không tiền mặt. Ngoài ra, nhiều công nhân còn chưa có smart phone, chưa có mạng 3G, hay còn chưa biết chữ, việc tiếp cận với các ứng dụng còn hạn chế.

Anh Đinh Công Nghĩa, công nhân Khu công nghiệp VSIP lại quan tâm đến các chi phí nảy sinh trong quá trình sử dụng thanh toán không tiền mặt. Anh lo sợ khi mới đầu kích cầu phương thức thanh toán không tiền mặt thì các ngân hàng, các đơn vị mời miễn phí, không mất tiền. Tuy nhiên khi sử dụng các dịch vụ thẻ, các phương thức thanh toán không tiền mặt về lâu dài sẽ bị trừ các khoản chi phí duy trì thẻ, các dịch vụ thu hộ.

Ngoài ra, tâm lý của hầu hết các công nhân như anh Nghĩa là sợ mất tiền, thích cầm tiền mặt hoặc quy đổi qua vàng. Anh Nghĩa còn tỏ ra băn khoăn sẽ bị lệ thuộc vào công nghệ điện thoại và thẻ, những vấn đề về bảo mật như bị hack mất thông tin .

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.