Người miền Tây lên Sài Gòn gặt lúa thuê kiếm tiền tiêu Tết

Những nông dân Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu... tranh thủ cuối năm lên TP HCM gặt lúa, kiếm vài trăm nghìn đồng mỗi ngày để về quê sắm Tết. 
nguoi mien tay len sai gon gat lua thue kiem tien tieu tet
Phường Thạnh Mỹ Lợi (quận 2, TP HCM) là địa phương ở gần trung tâm TP HCM còn sót lại cánh đồng rộng lớn. Đất đai ở đây đều trong diện quy hoạch nên bà con trong vùng tận dụng trồng lúa, mỗi năm một vụ. "Nhà tôi có 2 ha đất và trồng lúa nước mấy đời nay rồi", ông Phan Văn Sáu (64 tuổi) cho biết.
nguoi mien tay len sai gon gat lua thue kiem tien tieu tet
Gần Tết, lúa chín vàng, ông Sáu thuê người gặt vì gia đình không đủ nhân lực. Họ đều là dân miền Tây lên thành phố kiếm thêm thu nhập dịp Tết.
nguoi mien tay len sai gon gat lua thue kiem tien tieu tet
Việc gặt phần lớn bằng máy vừa cắt và tuốt lúa ngay trên xe. Chiếc máy đi từng đường bờ ruộng theo kiểu cuốn chiếu để không bị sót lúa.
nguoi mien tay len sai gon gat lua thue kiem tien tieu tet

Tuy nhiên với lúa mọc ven bờ, máy gặt không thể tiến tới thì phải cắt bằng tay. Đôi bàn tay thoăn thoắt dùng liềm cắt bụi lúa rồi vứt ra giữa ruộng, chị Thạch Thị Hạnh (34 tuổi, dân tộc Khmer) cho biết đã quen việc này từ nhỏ. Nhóm chị gồm sáu người, chủ yếu từ tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu... lên TP HCM cắt lúa thuê. "Năm nào cũng vậy, cứ từ rằm tháng Chạp lại khăn gói lên Sài Gòn gặt đến 28 Tết là về quê", chị Hạnh cho biết.

nguoi mien tay len sai gon gat lua thue kiem tien tieu tet
Giữa trưa nắng, anh Thạch Tâm (chồng chi Hạnh) lội nước sâu đến vai, vác từng bó lúa lên bờ. "Vợ chồng tôi cùng cha già đều lên đây mần ăn kiếm tiền tiêu Tết. Ở quê cuộc sống chật vật, cũng chỉ làm ruộng, trồng trái cây thuê cho người ta. Gặt xong tôi lại đi phụ hồ ở mấy công trình", người đàn ông Khmer chia sẻ.
nguoi mien tay len sai gon gat lua thue kiem tien tieu tet
Nhóm thanh niên được phân lội nước sâu cắt lúa và vác bao thóc nặng 50 ký lên xe chở ra điểm phơi.
nguoi mien tay len sai gon gat lua thue kiem tien tieu tet
"Mấy năm trước chưa có máy thì ai cũng phải vừa cắt rồi tuốt lúa. Giờ công việc này chỉ dành cho phụ nữ, người già còn mình thì bốc vác là chính, ngày cũng khoảng 50 bao", anh Sơn Nhân nói.
nguoi mien tay len sai gon gat lua thue kiem tien tieu tet
Con đường rộng ở khu dân cư sát bờ ruộng là điểm phơi, mọi người tất bật đảo thóc giữa cái nắng chang chang.
nguoi mien tay len sai gon gat lua thue kiem tien tieu tet
Nếu trời nắng gắt thì chỉ cần nửa ngày là thóc khô. Công việc này chủ yếu dành cho phụ nữ, người già và được chủ trả công 250.000 đồng một ngày.
nguoi mien tay len sai gon gat lua thue kiem tien tieu tet

"Cũng chạnh lòng lắm chứ, người ta cuối năm đưa con cái đi chơi còn mình tất tả chân lấm tay bùn. Gặt lúa thuê vất vả nhưng ngày cũng được 400.000 đồng, tính ra xong mùa vụ cũng kiếm được hơn năm triệu đồng, đủ cho con cái cái Tết ấm no", ông Thạch Quai (59 tuổi) chia sẻ. Ông Quai cùng con trai, con dâu lên Sài Gòn từ nhiều năm nay. Sau Tết, họ lại đi phụ hồ, làm công nhân hoặc ngược lên Tây Nguyên hái cà phê thuê...

nguoi mien tay len sai gon gat lua thue kiem tien tieu tet
Tranh thủ thời gian nghỉ trưa, anh Thạch Tâm lội ao hái bông súng, rau muống dại, bắt cá để ăn và mang ra chợ bán.
nguoi mien tay len sai gon gat lua thue kiem tien tieu tet

Nhóm nhân công của bà Nguyễn Thị Chín nghỉ ngơi tại chòi để phơi và trông thóc.

"Đất ở đây không còn màu mỡ lại nhiễm phèn nên năm chỉ được một vụ, thu được 5 tấn thóc. Trồng hai vụ mới có lời chứ như hiện tại thì huề vốn là vui rồi. Vì thấy đất bỏ không nên tôi tiếc trồng lúa cho vui, nhà lại đỡ phải mua gạo ăn thôi", bà Chín nói.

nguoi mien tay len sai gon gat lua thue kiem tien tieu tet Dưa lưới miền Tây khắc chữ chưng Tết giá triệu đồng mỗi cặp

Hơn 200 trái dưa lưới sạch được nông dân ở Đồng Tháp khắc chữ, bán chưng Tết, thu lãi gấp 5 lần.

chọn
Hình ảnh đường song hành Vành đai 4 dần thành hình đoạn qua Vinhomes Đan Phượng
Đường song hành Vành đai 4 – vùng Thủ đô đi qua huyện Đan Phượng với chiều dài 6 km, nhiều đoạn đã thảm nhựa, trong đó có đoạn đầu cầu Hồng Hà.