Người mua vàng đã mất gần triệu đồng mỗi lượng

Giá vàng trong nước đã rời xa mốc cao nhất thiết lập cuối tháng 8. Giá thế giới cũng rời đỉnh 6 năm trong hôm nay. Với giá hiện tại, nếu so với mức đỉnh thiết lập ngày 26/8, ở mức 43,3 triệu đồng/lượng, mỗi lượng vàng đã giảm khoảng 1 triệu đồng.

Ngay khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc dần nguội vì thông tin hai bên đồng ý nối lại đàm phán vào tháng 10 được công bố, giá vàng lập tức lao dốc. Vào đầu giờ sáng nay (6/9), giá vàng thế giới giao dịch ở ngưỡng 1.517 USD/ounce, mất gần 30 USD so với phiên trước và cũng rời đỉnh 6 năm.

Giá vàng trong nước ngay lập tức cũng giảm mạnh theo giá thế giới. 

Ngay khi mở cửa, các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc đá quý trong nước nhanh chóng điề chỉnh giá mua- bán giảm sâu. Vàng Rồng Thăng Long tại Bảo Tín Minh Châu giao dịch tại 41,94 – 42,44 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra), giảm 570.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua bán ra so với chốt phiên chiều qua. 

giao-dich-vang-2-1567554648033

Hưởng ứng đà giảm của thế giới, vàng trong nước tuột dốc làm người mua lỗ gần 1 triệu đồng sau một đêm. (Ảnh: Dân Trí).

Đến đầu giờ chiều nay, giá vàng trong nước cũng không có dấu hiệu khởi sắc. Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) công bố giá vàng niêm yết tại thị trường TP HCM ở mức 42,15 triệu đồng/lượng mua vào và 42,5 triệu đồng/lượng bán ra. So hôm qua, mức này giảm khoảng 400.000 đồng/lượng ở cả hai chiều.

Mức giảm tại DOJI sâu hơn, khoảng 500.000 đồng/lượng ở chiều bán và 750.000 đồng ở chiều mua. Hiện, giá vàng đang được niêm yết ở mức 42,15 triệu đồng/lượng (mua vào) và 42,5 triệu đồng/lượng (bán ra).

Tương tự, vàng tại Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận - (PNJ) cũng mất giá khoảng 500.000 đồng/lượng so với chiều qua. PNJ đang niêm yết giá bán ra cao hơn các doanh nghiệp khác, với 42,55 triệu đồng/lượng, mua vào vẫn ngang giá 42,15 triệu đồng/lượng.

Hiện vàng giao ngay ở mức 1.509,03 USD/ounce, mức thấp nhất kể từ ngày 23/8 vừa rồi. Vàng trên sàn COMEX của New York khá hơn, nhưng cũng chỉ đạt mức 1.522 USD/ounce.

105981729-15611309300202019-06-05t145625z_1590043122_rc11ed42bf00_rtrmadp_3_usa-stocks

Washington và Bắc Kinh hứa hẹn hạ nhiệt thương chiến khiến các nhà đầu tư thở phào. (Ảnh: CNBC).

Lượng vàng trong tay SPDR Gold Trust, quỹ giao dịch trao đổi vàng lớn nhất thế giới, đã giảm 0,69% xuống 889,75 tấn vào cuối phiên giao dịch hôm qua.

So với giá USD đang niêm yết tại các ngân hàng, vàng thế giới tương đương 42,55 triệu đồng/lượng, ngang với giá trong nước.

Tính từ đầu tháng 8 tới giờ, có những tuần giá vàng đã tăng gần 3 triệu đồng/lượng. Mức giá hôm nay, nếu so với đỉnh cao nhất của tháng 8, với 43,3 triệu đồng thiết lập vào ngày 26/8, giá vàng trong nước đã mất khoảng 1 triệu đồng/lượng.

Nguyên nhân đẩy giá vàng lao dốc được trang CNBC giải thích là do căng thẳng trên thương trường quốc tế đã suy giảm. Hôm qua, Trung Quốc và Hoa Kỳ đã đồng ý tổ chức các cuộc đàm phán cấp cao vào đầu tháng 10 tại Washington, với các động thái xoa dịu cuộc chiến thương mại kéo dài hơn một năm nay.

Tin tức trên cổ vũ các nhà đầu tư hi vọng về một cuộc hòa giải cho chiến tranh thương mại. Từ đó, chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ giảm thuế quan của Mỹ đối với hàng hóa tiêu dùng Trung Quốc, giúp thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu.

Trước đó, nhiều quan chức cấp cao thế giới đã kêu gọi 2 bên hạ nhiệt. Bộ trưởng Tài chính Pháp đích thân cho rằng: "Căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ giảm một nửa tốc độ tăng trưởng toàn cầu vào năm tới".

Tuy nhiên, trang Thời báo Ấn Độ dẫn lời Philip Newman, chuyên gia tại Metal Focus, cho biết: "Vì Mỹ và Trung Quốc chỉ đồng ý bắt đầu lại các cuộc đàm phán, nó không làm mất đi mức độ tranh chấp đã leo thang và ngày càng sâu sắc. Do đó, thị trường vẫn còn dư âm một cảm giác rằng tăng trưởng toàn cầu sẽ chậm lại".

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.