Người Việt chuộng mua online, ăn tại nhà hậu Covid-19

Mua sắm trực tuyến, giao hàng tận nơi, kênh hiện đại và giải trí tại nhà là xu hướng mới của người tiêu dùng Việt Nam, kể cả khi đại dịch qua đi.

Dịch Covid-19 đã có những tác động nhất định vào đời sống, đặc biệt là kinh tế. Theo đó, hành vi của người tiêu dùng có những thay đổi đáng kể. Người Việt đã chuyển thói quen ăn uống bên ngoài sang thói quen đặt giao thức ăn đến nhà, từ tiêu dùng mua mang đi đến tiêu dùng an toàn tại nhà. 

Mua sắm online lên ngôi

Lo lắng về sự lây nhiễm Covid-19 nên người tiêu dùng ngày càng hạn chế mua sắm, giải trí ở những nơi đông đúc như trung tâm thương mại. 

Thay vào đó, đại dịch đã đẩy nhanh xu hướng bán lẻ, bao gồm kênh hiện đại. Báo cáo Triển vọng ngành 6 tháng cuối năm của CTCK Rồng Việt cho biết khách hàng chuyển từ chợ truyền thống sang siêu thị mini như Bách Hoá Xanh và Vinmart +, mua sắm trực tuyến và giao hàng tận nơi. 

Nửa năm đầu 2020 đã chứng kiến nhiều nền tảng mua sắm thực phẩm trực tuyến nổi lên như Bách Hoá Xanh - Di cho ho, Grabmart, Be di cho, Nowfresh, Chopp.vn, Lomart,... Trong bối cảnh cả nước áp dụng "cách li xã hội", mua sắm trực tuyến chiếm ưu thế và bùng nổ ấn tượng đúng như các dự báo, doanh số dịch vụ "đi chợ hộ", mua qua điện thoại của siêu thị tăng gấp 2, 3 lần. 

Người Việt chuộng mua online, ăn tại nhà hậu Covid-19 - Ảnh 1.

Người Việt đã chuyển thói quen tiêu dùng mua mang đi đến tiêu dùng an toàn tại nhà. (Ảnh: Báo Công Thương).

Theo kết quả khảo sát người tiêu dùng năm 2019 và giai đoạn bình thường mới sau dịch Covid-19 của Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao, đa số người tiêu dùng được khảo sát (82%) có mua online thời gian cách li xã hội vì dịch Covid-19. 98% những người đã mua online trong thời gian bùng phát dịch Covid-19 sẽ vẫn tiếp tục duy trì hoạt động này trong tương lai.

Dù không còn giãn cách xã hội nhưng nhu cầu mua sắm trực tuyến tại thị trường Việt Nam vẫn duy trì sự tăng trưởng kể từ đầu năm đến nay. Trong đó, bách hóa và chăm sóc sức khỏe là hai ngành hàng có sự tăng trưởng tốt nhất trong 6 tháng đầu 2020.

Ăn tại nhà sẽ là xu hướng mới của người tiêu dùng Việt Nam 

Có thể thấy rõ, dịch bệnh Covid-19 đang dần hình thành một thói quen tiêu dùng mới của người dân, đó là ăn uống tại nhà. Nghiên cứu “Covid-19 - Đâu là nơi người tiêu dùng hướng tới?” của Nielsen về thái độ của người tiêu dùng đối với sự bùng phát của vi rút Corona, sự thay đổi trong lối sống và chi tiêu cho các ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), chỉ ra rằng tại 11 thị trường châu Á, trong đó có Việt Nam, đa số người tiêu dùng đều sẽ tái ưu tiên việc ăn tại nhà. 

Người tiêu dùng đã chuyển từ "tiêu dùng mua mang đi" sang "tiêu dùng an toàn tại nhà", bao gồm mua sắm trực tuyến, giao hàng tận nơi, kênh hiện đại và giải trí -  ăn uống tại nhà.

Riêng thị trường nước ta, tác động của Covid-19 khiến cho hơn 50% người dân giảm tần suất ghé các cửa hàng truyền thống; 52% người dân gia tăng dự trữ hàng hóa tại nhà; 82% người tiêu dùng giảm tần suất các hoạt động ăn uống bên ngoài. Người dân cắt giảm bớt chi tiêu ở các mặt hàng mang tính giải trí và có xu hướng mua trữ hàng hóa. 

(Ảnh minh hoạ).

(Ảnh minh hoạ).

Hành động tăng dự trữ hàng hóa và ăn uống tại gia do nhiều người phải ở nhà lâu hơn. Khảo sát mức tiêu dùng hồi tháng 3 và 4 - mốc đỉnh của đại dịch, ngoài ngành thực phẩm ghi nhận mức tăng trưởng dương 10%, tất cả các ngành thuộc nhóm tiêu dùng đều ở mức âm. Người tiêu dùng tiêu thụ nhiều sản phẩm của các ngành hàng như mì ăn liền, sản phẩm chăm sóc nhà cửa, thực phẩm bổ sung, sản phẩm vệ sinh cá nhân, thực phẩm thiết yếu, rau quả tươi, sữa và các chế phẩm từ sữa, và thực phẩm đông lạnh.

Theo Tạp chí Tài chính, bà Louise Hawley, Tổng Giám đốc Nielsen Việt Nam nhận định rằng ngay cả sau khi đại dịch Covid-19 qua đi, lối sống ăn uống khỏe mạnh sẽ trở nên quan trọng với người tiêu dùng hơn so với trước đây, với sự kì vọng về một bữa tối tại nhà được tái thiết lập.

Doanh nghiệp phải thay đổi theo thói quen của người tiêu dùng 

Thông tin từ báo Công Thương, người tiêu dùng chọn mua sắm trực tuyến gồm: Sự thuận tiện; hàng hóa phong phúc đa dạng, dễ lựa chọn; nhiều ưu đãi, khuyến mại. Tuy nhiên, kèm theo đó là những lo ngại như: Sản phẩm chất lượng kém; vấn nạn hàng giả, hàng nhái; dịch vụ giao hàng, bảo hành kém. 

Thị phần thương mại điện tử, mua sắm trực tuyến, dịch vụ giao hàng nhanh dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng người mua lẫn doanh thu. Chính thói quen mới của người tiêu dùng sẽ ảnh hưởng đến cách các nhà bán lẻ trữ hàng tại các cửa hàng để đáp ứng các mức nhu cầu mới nổi này.

Vài năm gần đây, các cửa hàng tiện lợi mọc lên như nấm chứng tỏ sự tăng trưởng mạnh của kênh kinh doanh này. Tuy nhiên thách thức đối với nhà bán lẻ tiện lợi là sự gần gũi với khách hàng ngày càng quan trọng, bởi người dân đang trong xu hướng ở nhà nhiều hơn, một số cửa hàng tiện lợi không thể cung cấp đầy đủ các sản phẩm mà người tiêu dùng tìm kiếm để dự trữ hoặc nấu ăn tại nhà; trong khi họ có thể dễ dàng tìm chúng trên các sàn thương mại điện tử, tích hợp giao hàng tận nơi.

Việc mở rộng danh mục sản phẩm liên quan đến thực phẩm thiết yếu, chứ không dừng lại ở sản phẩm "ăn uống tại hàng" hoặc "mua mang đi" như trước đây sẽ giúp các cửa hàng tiện lợi thích ứng với xu hướng tiêu dùng mới.

Xu hướng mua sắm trực tuyến và ăn tại nhà lên ngôi kể cả khi đại dịch qua đi. (Ảnh: shutterstock).

Xu hướng mua sắm trực tuyến và ăn tại nhà lên ngôi kể cả khi đại dịch qua đi. (Ảnh: Shutterstock).

Mua sắm online và sử dụng hầu hết các dịch vụ tại nhà đang trở thành xu hướng của nhiều người tiêu dùng Việt Nam. Do vậy, "những nhà bán lẻ cần chú ý khai thác sâu các kênh trực tuyến, thiết kế dịch vụ giao hàng, phát triển hơn các dịch vụ O2O (offlineto-online) và thúc đẩy tích hợp đa kênh theo xu hướng người tiêu dùng mua sắm trong tương lai", bà Louise bổ sung.

Việc ứng dụng kĩ thuật số sẽ đưa vào áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh và chăm sóc khách hàng trong thời gian tới. Đồng thời, xem xét lại các chiến lược, kế hoạch truyền thông, kênh truyền thông đa kênh theo hướng số hóa, phát triển hoặc đẩy mạnh các nền tảng trực tuyến (Digital, O2O, mạng xã hội) như là một trong những điểm tiếp cận người tiêu dùng quan trọng ở thời điểm hiện tại.


chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.