Nhà máy thép gây ô nhiễm 'xin' cho sản xuất lại, người dân không đồng ý

Trước việc người dân dựng lều phản đối không cho sản xuất 4 tháng liền, nhà máy thép Việt Pháp có đơn "xin" sản xuất trở lại đến tháng 2/2019 nhưng người dân không đồng ý.

Nhà máy đang khó khăn, xin sản xuất trở lại

Ngày 31/10, đại diện UBND thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam xác nhận, ngày 24/10 vừa qua nhà máy thép Việt Pháp (đóng trên địa bàn khối phố 7A, phường Điện Nam Đông, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) có đơn xin cho sản xuất trở lại.

Trong đơn do bà Võ Thị Hạnh – Giám đốc Nhà máy thép Việt Pháp ký gửi các cấp chính quyền và người dân khối phố 7A trình bày, nhà máy thép Việt Pháp đã ngưng sản xuất đến nay gần 4 tháng, hiện công ty đang trong giai đoạn rất khó khăn.

Do đó, công ty mong lãnh đạo địa phương và người dân khối phố 7A thông cảm, chia sẻ những khó khăn của công ty và tạo điều kiện cho công ty được sản xuất trở lại.

Nhà máy cam kết sản xuất đảm bảo môi trường, cắt giảm công suất tối đa để không gây khói bụi, thời gian sản xuất từ 17h30 ngày hôm trước đến 9h sáng hôm sau, thời gian sản xuất đến ngày 4/2/2019.

nha may thep gay o nhiem xin cho san xuat lai nguoi dan khong dong y
Nhà máy thép Việt Pháp xin được sản xuất trở lại vì đang khó khăn. Ảnh: Quang Nam

Nếu sau thời gian trên, Công ty Việt Pháp không thực hiện đúng như đã cam kết, công ty hứa sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trước các cấp chính quyền và bà con nhân dân.

Ngay khi nhận được đơn trên, ngày 26/10, chính quyền thị xã Điện Bàn đã tổ chức cuộc họp với người dân khối phố 7A – nơi chịu ô nhiễm của nhà máy thép Việt Pháp để thông báo về cam kết của nhà máy này đồng thời lắng nghe nguyện vọng của người dân.

nha may thep gay o nhiem xin cho san xuat lai nguoi dan khong dong y
Chính quyền thị xã Điện Bàn đã chấp nhận đơn xin cam kết, cho nhà máy thép hoạt động trở lại nhưng người dân vẫn dựng lều bám trụ phản đối. Ảnh: Quang Nam

Ngày 27/10, ông Trần Úc, Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn đã có văn bản gửi đến nhà máy thép Việt Pháp, yêu cầu nhà máy này thực hiện đúng cam kết trong đơn.

Ông Trần Úc yêu cầu, thời gian hoạt động sản xuất của Công ty TNHH thép Việt Pháp đến hết ngày 4/2/2019 là chấm dứt và không gia hạn thêm thời gian hoạt động của nhà máy.

Về thời gian hoạt động sản xuất cụ thể hàng ngày của nhà máy là từ lúc 17h30 ngày hôm trước và kết thúc vào 8h sáng ngày hôm sau, sớm hơn 1h so với yêu cầu của nhà máy gửi đến chính quyền và người dân.

Yêu cầu nhà máy sớm di dời

Ghi nhận của chúng tôi ngày 30/10, mặc dù ông Trần Úc, Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn đã có văn bản gửi người dân khối phố 7A, phường Điện Nam Đông việc cho nhà máy này hoạt động trở lại nhưng người dân vẫn tiếp tục dựng lều phản đối không cho nhà máy này tiếp tục hoạt động.

Để phản đối, người dân đem mền mùng ra nằm ngủ, nấu ăn tại chỗ thay nhau ở lại trực 24/24.

Bà Nguyễn Thị Tại, một người dân khối phố 7A, nói: “Chúng tôi yêu cầu nhà máy sớm di dời chứ không phải cho sản xuất trở lại. Chúng tôi ở lều ngày đêm để không cho xe tải vào nhà máy này để hoạt động”.

nha may thep gay o nhiem xin cho san xuat lai nguoi dan khong dong y
Người dân không đồng ý việc cho nhà máy thép Việt Pháp hoạt động trở lại mà phải di dời ngay. Ảnh: Quang Nam

Theo người dân, họ không tin vào cam kết của chính quyền thị xã hay nhà máy thép Việt Pháp, bởi lẽ vào cuối năm 2014, tại buổi đối thoại với dân sau vụ việc người dân vây nhà máy thép, lãnh đạo thị xã Điện Bàn đã khẳng định sẽ di dời nhà máy thép vào tháng 6/2017. Tuy nhiên, đến tháng 6/2017 vừa qua, nhà máy này vẫn còn tồn tại.

Vào ngày 25/7/2017, UBND thị xã Điện Bàn tổ chức cuộc họp với gần 50 người dân khối 7A, phường Điện Nam Đông tại nhà văn hóa khối phố này nhằm thông tin việc di dời nhà máy thép Việt Pháp.

Tại cuộc họp, ông Trần Úc, Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn thông tin, ông Huỳnh Khánh Toàn – Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Nam có kết luận việc di dời nhà máy thép Việt Pháp.

Theo đó, sau khi xem xét tình hình thực tế tại địa phương, nguyện vọng của người dân, UBND tỉnh Quảng Nam quyết định di dời nhà máy này ra khỏi cụm Công nghiệp Thương Tín 1.

Tuy nhiên, việc di dời phải có thời gian, lộ trình trước ngày 31/12/2019. Nhiều người dân khối phố 7A có mặt trong cuộc họp đã không đồng tình với thông báo trên, bỏ về và dựng lều phản đối đến nay.

nha may thep gay o nhiem xin cho san xuat lai nguoi dan khong dong y
Ngày 25/7/2017, UBND thị xã Điện Bàn tổ chức cuộc họp với gần 50 người dân khối 7A, phường Điện Nam Đông về việc di dời nhà máy là tháng 12/2019 nhưng người dân không đồng ý. Ảnh tư liệu

Như chúng tôi đã đưa tin, vào giữa năm 2014, hơn 100 người dân khối phố 7A, phường Điện Nam Đông đã dựng lều, bạt để ở chặn xe yêu cầu kiểm tra dấu hiệu gây ô nhiễm của nhà máy thép Việt Pháp.

Đoàn liên ngành tỉnh Quảng Nam sau đó lấy mẫu giám định, xác định khí thải nằm trong quy chuẩn cho phép. Tuy nhiên, khi chính quyền địa phương và người dân kiểm tra xung quanh nhà máy này thì phát hiện có dấu hiệu ô nhiễm như nước thải đèn ngòm, khí thải đen mù mịt nên chặn xe, yêu cầu tạm dừng hoạt động.

Lúc đó chính quyền tỉnh Quảng Nam và UBND huyện Điện Bàn (nay là thị xã Điện Bàn) đã tổ chức đối thoại nên tình hình mới được giải tỏa. UBND tỉnh Quảng Nam đã yêu cầu rút ngắn thời gian thực hiện dự án công ty thép này từ 50 năm xuống còn 18 năm.

Tháng 10/2016, UBND tỉnh Quảng Nam đối thoại với người dân, đồng ý cho nhà máy thép Việt Pháp đầu tư nhà máy thép tại thị trấn Thạnh Mỹ, huyện miền núi Nam Giang. Tuy nhiên, nhiều người dân ở nơi được chuyển đến không đồng tình, trong khi người dân khối phố 7A muốn nhanh chóng di dời nhà máy.

nha may thep gay o nhiem xin cho san xuat lai nguoi dan khong dong y Người dân tiếp tục dựng lều, 'vây' nhà máy thép gây ô nhiễm

Người dân phường Điện Nam Đông (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) dựng lều, đồng thời bày tỏ ý kiến chính quyền sớm di ...

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.