'Nha sĩ là người cần có trái tim của Bác sĩ, bàn tay của Kỹ sư và tâm hồn của Nghệ sĩ'

Theo bác sĩ nha khoa Nguyễn Đại Phong, một bác sĩ Răng - Hàm - Mặt là người cần có 'trái tim của Bác sĩ, bàn tay của Kỹ sư và tâm hồn của Nghệ sĩ' mới làm được nghề.
nha si la nguoi can co trai tim cua bac si ban tay cua ky su va tam hon cua nghe si Hai bệnh nhân đã được ghép thành công giác mạc của bé Hải An
nha si la nguoi can co trai tim cua bac si ban tay cua ky su va tam hon cua nghe si Từ việc bé gái 7 tuổi hiến giác mạc: Khó khăn gì nếu sửa luật để trẻ dưới 18 tuổi được hiến tạng?
nha si la nguoi can co trai tim cua bac si ban tay cua ky su va tam hon cua nghe si Sau sự việc bé gái 7 tuổi hiến giác mạc: Đề xuất sửa đổi Luật ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác
nha si la nguoi can co trai tim cua bac si ban tay cua ky su va tam hon cua nghe si Đám tang bé gái 7 tuổi hiến giác mạc: Nghẹn ngào những dòng lệ tuôn rơi

Bác sĩ Nguyễn Đại Phong là sinh viên tốt nghiệp loại giỏi chuyên ngành Răng - Hàm - Mặt của Trường Đại học Y Hà Nội năm 2012. Hiện là Giám đốc Nha khoa Đông Nam Á (Hà Nội).

nha si la nguoi can co trai tim cua bac si ban tay cua ky su va tam hon cua nghe si
Bác sĩ nha khoa Nguyễn Đại Phong. Ảnh: NVCC.

PV: Là một cựu sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Y Hà Nội và đang là bác sĩ chuyên khoa Răng - Hàm – Mặt (RHM), nhớ lại trước đây, lý do nào khiến anh muốn thi vào trường Đại học Y và trở thành bác sĩ?

BS Nguyễn Đại Phong: Mong muốn trở thành một bác sĩ đã được nuôi dưỡng trong mình từ rất sớm bởi vì: Ngành y là truyền thống của gia đình, cả bên nội và bên ngoại đều lựa chọn ngành y để chữa bệnh cứu người nên từ bé tôi đã có mong muốn trở thành bác sĩ.

Hơn nữa, bản thân mình thấy yêu thích, thấy thực sự đam mê với y học, tôi cũng lựa chọn theo học ban B ngay từ hồi học THCS và theo đuổi ước mơ vào được Đại Học Y Hà Nội. Đến nay, sau khi tốt nghiệp và hành nghề trong lĩnh vực RHM, tôi rất tự hào vì đã góp phần tìm lại nụ cười cho nhiều người.

PV: Bác sĩ có thể cho biết để trở thành BS chuyên khoa RHM cần có những phẩm chất, đáp ứng những tiêu chí khác biệt như thế nào?

BS Nguyễn Đại Phong: Đối với nghề y nói chung và lĩnh vực RHM nói riêng, điều cần thiết nhất luôn là một cái tâm, tâm vì người bệnh. Nếu không có mong muốn giúp đỡ mọi người, điều trị, cải thiện sức khỏe cho mọi người thì không thể gắn bó được với ngành y một cách đúng nghĩa.

Đi liền với tâm là tầm, mọi bác sĩ muốn giỏi cần phải kiên trì học hỏi, không ngừng nâng cao cả hiểu biết chuyên môn mà tay nghề. Một bác sĩ có "tầm" thì mới là một bác sĩ có "tâm". Bởi vì khi có đủ "tầm" mới có đủ khả năng để hiện thực hóa cái "tâm" đó và không thể nói rằng anh có "tâm" khi không chịu trau dồi chuyên môn để nâng tầm bản thân, đóng góp cho ngành.

Đối với một bác sĩ RHM còn đòi hỏi một tâm hồn nghệ thuật nữa, chỉ có những bác sĩ hiểu, cảm được cái đẹp mới có thể làm ra những nụ cười đẹp!

Có một cách viết ngắn gọn để hiểu sâu sắc về bác sĩ RHM như sau:

DENTIST = Doctor + ENgineer + ArTIST

"Nha sĩ là một người có trái tim của Bác sĩ, bàn tay của Kỹ sư và tâm hồn của Nghệ sĩ".

PV: Quan điểm của BS về vấn đề y đức trong bối cảnh xã hội hiện nay? Những vụ hành hung bác sĩ thời gian gần đây thực sự gióng lên hồi chuông đáng báo động, BS suy nghĩ như thế nào về thực trạng này?

BS Nguyễn Đại Phong: Vấn đề y đức như tôi đã đề cập ở trên về "tâm và tầm". Tôi luôn tin rằng những con người với niềm đam mê cứu người, bỏ thời gian không chỉ là tuổi thanh xuân mà còn cả cuộc đời để theo đuổi sự nghiệp học và chữa bệnh thì cái "tâm" của họ rất sáng.

Có nhiều điều có thể dẫn đến quan điểm sai lệch về ngành y, trong đó phải kể đến trước hết là từ giáo dục - cần nuôi dưỡng lòng nhân ái nhiều hơn ngay từ môi trường giáo dục gia đinh cũng như nhà trường, đặc biệt là các trường y.

Tiếp đó là vai trò của truyền thông, cần đóng vai trò công bằng hơn, đồng hành cùng với đội ngũ nhân viên y tế, bảo vệ ngành y nhiều hơn, giáo dục lại nhận thức của cộng đồng để người dân hiểu rằng cuộc chiến chống bệnh tật là một cuộc chiến khó khăn cần sự cộng tác, đồng cảm, đoàn kết, tôn trọng của cả xã hội đối với y bác sĩ.

Không phải bạo lực mà là tình yêu thương mới là động lực để giúp ngành y tế thay đổi!

nha si la nguoi can co trai tim cua bac si ban tay cua ky su va tam hon cua nghe si
Các y bác sĩ nha khoa đang chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bệnh nhân. Ảnh: NVCC.

PV: Trong những năm qua đã có những tiến bộ bượt bậc ra sao trong lĩnh vực RHM, bác sĩ đã áp dụng như thế nào để phục vụ người bệnh?

BS Nguyễn Đại Phong: Những năm qua, ngành y tế liên tục có nhiều tiến bộ và đóng góp đáng kể từ phòng bệnh đến chữa bệnh. Riêng trong lĩnh vực RHM, chúng ta đã và đang cập nhật rất nhanh những tiến bộ của thế giới. Và ngược lại, các bác sĩ giỏi của Việt Nam cũng đã “đem chuông đi đánh xứ người” đóng góp nhiều nghiên cứu và báo cáo có giá trị trong các hội nghị khoa học quốc tế.

Các trường y mà đi đầu là Đại học Y Hà Nội, Đại học Y - Dược TP. HCM đã có nhiều chương trình đào tạo sau đại học liên kết với các đại học danh tiếng của Pháp, Mỹ mang đến cho bác sĩ Việt Nam cơ hội học hỏi, giao lưu, cập nhật kiến thức.

Các điều trị khó liên quan đến phẫu thuật hàm mặt, cấy ghép răng Implant, nắn chỉnh răng với phương pháp Invisalign, nắn chỉnh răng mắc cài mặt lưỡi, phục hình veneer … đều đã được áp dụng. Những điều trị tổng quát khác như nội nha, nha chu, tiểu phẫu đều được cập nhật những kỹ thuật mới giúp tăng tỷ lệ thành công, vô khuẩn trong nha khoa được đề cao phòng ngừa những lây nhiễm chéo.

Cơ sở hạ tầng ngày càng được đầu tư. Có nhiều trung tâm nha khoa kỹ thuật cao với trang thiết bị hiện đại được mở ra không chỉ ở các thành phố lớn mà còn ở các tỉnh giúp đáp ứng nhu cầu của nhiều người dân hơn. Mặc dù tỉ lệ bác sĩ/người dân ở nước ta còn thấp nhưng rõ ràng, nhu cầu và chất lượng điều trị đã được cải thiện đáng kể.

Về đáp ứng điều trị, chúng ta cũng đã bắt đầu nắm bắt được nhu cầu điều trị của bệnh nhân nước ngoài, kể cả Việt kiều trong xu hướng du lịch nha khoa và khẳng định chất lượng quốc tế của điều trị nha khoa tại Việt Nam.

PV: Nói như vậy không hẳn không có những lo lắng về lĩnh vực này, thưa bác sĩ?

BS Nguyễn Đại Phong: Điều tôi và nhiều người băn khoăn hiện tại là ở đào tạo tràn lan và chất lượng kém ở một số cơ sở như trường trung cấp, cao đẳng dẫn đến nhiều kỹ thuật viên, y sĩ cũng tiếp cận điều trị bệnh nhân.

Ngoài ra, kết hợp với sự lỏng lẻo trong tổ chức quản lý khiến cho việc “đội lốt”, “giả danh” bác sĩ RHM để mở mạch, thực hiện điều trị sai trái cả về pháp lý và chuyên môn trên bệnh nhân vẫn còn tồn tại.

Hi vọng với sự lên tiếng của đội ngũ bác sĩ chân chính cùng với sự tham gia chặt chẽ của các cơ quan quản lý sẽ giúp cho môi trường nha khoa trong sạch hơn, tạo động lực mạnh mẽ hơn cho ngành đi lên cũng như mang lại sự tin tưởng và sức khỏe cho bệnh nhân.

Xin trân trọng cảm ơn bác sĩ!

nha si la nguoi can co trai tim cua bac si ban tay cua ky su va tam hon cua nghe si Cử nhân xuất sắc ĐH Y Hà Nội trải lòng về dự án 'Trạm Chữa Lành' đầy nhân văn

Nguyễn Thị Mai - cử nhân tốt nghiệp loại xuất sắc chuyên ngành Y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội đã có những ...

chọn
Nơi quy hoạch tổ hợp nhà ở của HanoiHouse tại ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu
Tại góc ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu có một khu đất hơn 0,2 ha, được quy hoạch cho dự án nhà ở thấp tầng và cao tầng. Chủ cũ của dự án này trước đây là Indeco, sau nhiều năm chậm triển khai đã chuyển giao cho chủ mới là HanoiHouse.