Nhân rộng và khai thác bền vững nguồn gen cây sâm Lai Châu

Từ một loài cây dược liệu quý, từng đứng trước nguy cơ bị khai thác cạn kiệt ngoài tự nhiên, giờ đây, cây Sâm Lai Châu đã và đang được nhân rộng nguồn gen, phát triển mạnh mẽ với mô hình bao tiêu bền vững của Công ty CP Mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ Mềm.

Loài cây dược liệu quý đứng trước nguy cơ cạn kiệt

Sâm Lai Châu có tên khoa học là Panax vietnamensis var. fuscidiscus, là loài sâm “anh em” với sâm Ngọc Linh, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2013 tại các cánh rừng tự nhiên trên núi cao của huyện Mường Tè, Tam Đường và Sìn Hồ tỉnh Lai Châu.

Đây là một loại sâm quý hiếm, bởi có vùng phân bố tương đối hẹp. Loại dược liệu này chỉ sinh trưởng và phát triển ở những nơi có điều kiện tự nhiên đặc trưng, hội tủ đủ các yếu tố như: ẩm mát quanh năm, lạnh về mùa đông, ưa bóng, ưa đất có tầng mùn dày và tơi xốp,... Chính vì thế, rất khó để bắt gặp loại dược liệu này ở nơi khác, vì không phải nơi nào cũng có thể đáp ứng được điều kiện tự nhiên giống Lai Châu.

Đựơc biết, sâm Lai Châu có hàm lượng saponin rất cao lên tới 21,34%. Đặc biệt, sâm Lai Châu có chứa Majonosid R2 - MR2, là hoạt chất quý hiện chỉ tồn tại ở 2-3 loài sâm trên thế giới, chiếm hàm lượng cao tới 7,78%. Hoạt chất này, không chỉ có tiềm năng trong nghiên cứu thuốc điều trị ung thư, thuốc chống đông máu,... mà còn có tiềm năng lớn trong ngành mỹ phẩm nói chung và mỹ phẩm hỗ trợ giảm quá trình lão hóa nói riêng bởi khả năng chống oxy hóa tuyệt vời.

 Sâm Lai Châu chứa nhiều nhóm chất và hoạt chất quý hiếm. (Ảnh: Cỏ Mềm). 

Trước kia, Sâm Lai Châu từng được biết đến là loại dược liệu quý, được người dân bản địa sấy khô cất trong nhà để bồi bổ sức khỏe. Nhưng khoảng vài năm trở lại đây, sâm Lai Châu bị thương lái, dân buôn săn lùng rất ráo riết, việc khai thác sâm trong tự nhiên đột ngột tăng cao. Điều này khiến sâm Lai Châu không kịp phát triển mà đứng trước nguy cơ bị cạn kiệt ngoài tự nhiên.

Hiện nay, sâm Lai Châu được đưa vào Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam; nhóm II - danh mục các thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, cần được ưu tiên bảo vệ và phát triển, được quy định trong nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 và nghị định sửa đổi, bổ sung số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/09/2021 của Chính phủ.

Mô hình phát triển kinh tế bền vững của Cỏ Mềm

Hưởng ứng lời kêu gọi của tỉnh Lai Châu và các bộ, ban, ngành về chiến lược phát triển sâm Lai Châu, đồng thời, hiểu rõ được những bài toán thách thức trong phát triển và khai thác bền vững cây sâm Lai Châu, Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ Mềm đã mạnh dạn đầu tư, xây dựng nhà màng trồng sâm tại xã Sà Dề Phìn, trên độ cao 1700 m của huyện Sìn Hồ, giúp nâng tầm cây dược liệu quý, góp phần mở đường cho ngành công nghiệp sâm Việt Nam ngày càng phát triển.

 Bên trong nhà màng trồng sâm của Cỏ Mềm. (Ảnh: Cỏ Mềm). 

Được biết, vùng trồng sâm của Cỏ Mềm hiện tại có quy mô khoảng hơn 10.000 m2 và đang trong quá trình quy hoạch mở rộng lên 30.000 m2 trong vài năm tới. Tại đây, Cỏ Mềm áp dụng mô hình nhà màng - một mô hình thâm canh nông nghiệp công nghệ cao để trồng sâm. Các thiết bị máy móc hiện đại như camera cảm biến nhiệt, quạt tản gió, hệ thống nhiệt kế đo đạc độ ẩm, nhiệt độ và hệ thống tưới tiêu tự động,... giúp Cỏ Mềm tối ưu được những điều kiện khí hậu, tự nhiên thuận lợi của Sìn Hồ - Lai Châu, đồng thời giúp quản lý, chăm sóc và hạn chế được những rủi ro khách quan như mưa đá, sương mối, côn trùng,.. gây thiệt hại cho vùng trồng.

Đây được xem là một mô hình phát triển bền vững, khi sâm Lai Châu được nhân rộng nguồn gen trong điều kiện nhân tạo thuận lợi, đồng thời bao tiêu hoàn toàn đầu ra của dược liệu. Bên cạnh đó, sự kết hợp giữa tri thức khoa học của các chuyên gia, kỹ sư nông nghiệp với lực lượng nhân công là người dân bản địa, cũng góp phần nâng cao đời sống kinh tế - xã hội cho địa phương, cụ thể là Sìn Hồ.

 Bộ sản phẩm chăm sóc da Sâm 1700 của Cỏ Mềm. (Ảnh: Cỏ Mềm). 

Để cây sâm Lai Châu đến được gần hơn với người tiêu dùng hiện đại, Cỏ Mềm đã nghiên cứu, ứng dụng, cho ra đời bộ sản phẩm chăm sóc da hỗ trợ giảm quá trình lão hoá Sâm 1700.

Đại diện doanh nghiệp cho biết, đây là dòng mỹ phẩm tiên phong có chứa chiết xuất sâm Lai Châu trên thị trường Việt Nam. Hiện tại, Sâm 1700 được thiết kế với 5 sản phẩm chính: Nước tẩy trang, sữa rửa mặt, toner, serum và kem dưỡng ẩm, đáp ứng nhu cầu làm đẹp thiết yếu của mọi phụ nữ. Trong tương lai, Cỏ Mềm đang có kế hoạch nghiên cứu để cho ra đời những sản phẩm có chứa chiết xuất sâm tiếp theo, phục vụ người tiêu dùng.

Để biết thêm thông tin chi tiết về Bộ sản phẩm Chăm sóc da giảm lão hóa Sâm 1700 của Cỏ Mềm, khách hàng có thể truy cập website:

https://comem.vn/sp/bo-cham-soc-da-chiet-xuat-sam-ngua-lao-hoa

chọn
Toàn cảnh tuyến Vành đai 3 qua Long An dự kiến hoàn thành trong năm nay
Tuyến Vành đa 3 qua Long An hoàn thành thảm nhựa trong tháng 10, đến tháng 12 thì hoàn thiện và thông xe kỹ thuật.