'Nhập khẩu' chương trình giáo dục - SGK mới chỉ là 1/10 điều kiện

Không trực tiếp đưa ra quan điểm ủng hộ hay phản đối việc "nhập khẩu chương trình đào tạo của Phần Lan" nhưng anh Nguyễn Quốc Vương lại đưa câu chuyện về nước Nhật để bàn luận về vấn đề này.
nhap khau chuong trinh giao duc sgk moi chi la 110 dieu kien 7 đặc trưng của hệ thống giáo dục giúp Phần Lan đứng đầu thế giới
nhap khau chuong trinh giao duc sgk moi chi la 110 dieu kien Việt Nam - Phần Lan: 'Nhập khẩu' chương trình đạo tạo, phối hợp đào tạo và bồi dưỡng giáo viên
nhap khau chuong trinh giao duc sgk moi chi la 110 dieu kien Việt Nam nghiên cứu nhập khẩu chương trình đào tạo bậc tiểu học, phổ thông, đại học của Phần Lan

Nghiên cứu sinh Nguyễn Quốc Vương hiện đang là giáo viên dạy Lịch Sử tại trường Trung học Nguyễn Tất Thành. Sau khi Việt Nam và Phần Lan trao đổi về khả năng mua bản quyền xuất bản các sách về Toán, Khoa học, tiếng Anh, chương trình STEM; nhập khẩu chương trình đào tạo bậc tiểu học, phổ thông, đại học của Phần Lan... anh Vương đã đưa ra nhiều quan điểm với những nghiên cứu chuyên sâu, nhận được nhiều sự tán đồng của dư luận. Chúng tôi xin đăng lại bài thể hiện quan điểm cá nhân của anh Nguyễn Quốc Vương:

nhap khau chuong trinh giao duc sgk moi chi la 110 dieu kien
Anh Nguyễn Quốc Vương đưa câu chuyện về nước Nhật để bàn luận về vấn đề này

Nhập khẩu chương trình giáo dục là một ý tưởng... cũ

Ở Nhật người ta đã làm điều này đối với bậc tiểu học từ những năm 1872 - 1873. Nhật đã dùng chương trình và sách giáo khoa tiểu học của Mỹ, không chừa một môn nào. Vì thế có những bài tập đọc không ăn nhập gì với văn hóa Nhật hoặc… ngồ ngộ.

Nhưng Nhật Bản đã cận đại hóa thành công và sau đó dần dần tự tay làm được mọi thứ. Không chỉ giáo dục mà tất cả các lĩnh vực khác thuộc về "khai hóa văn minh", Nhật cũng mượn, thuê người nước ngoài làm và nhờ họ dạy cho mọi thứ. Sau đó người Nhật học dần rồi thay thế.

Vì thế mà năm 1853, 1854 các võ sĩ Nhật run sợ trước Hắc thuyền của Mỹ thì 1894 - 1895, Nhật đã dùng chính kỹ thuật quân sự học từ Anh, Mỹ, Pháp đánh bại quân Thanh trong cuộc chiến Nhật - Thanh.

Đến năm 1904 - 1905 thì thế giới phương Tây bắt đầu nể, sợ Nhật vì Nhật đã dùng chiến thuật và vũ khí hiện đại kiểu phương Tây đánh cho Nga liểng xiểng. Các hiệp ước Mạc phủ đã ký với phương Tây cùng nhiều điều khoản vô lý đã được sửa hoặc ký lại.

Cho dẫu vậy sau này ngay từ rất sớm các bậc thức giả của Nhật như Fukuzawa đã kêu lên rằng Nhật Bản đã chỉ học được cái xương mà không học được linh hồn của văn minh phương Tây nhất là phần giá trị và tư tưởng (mời đọc lại Khuyến học).

Người Việt vừa sính ngoại vừa sợ ông Tây. Chưa học đã nhắc nhau "phải phù hợp hoàn cảnh Việt Nam", "phải học tập có cải tiến", "phải học có chọn lọc...". Nên nhớ mọi sự học ban đầu đều khởi nguồn bằng việc bắt chước. Bắt chước cho giỏi rồi sau đó sẽ có sáng tạo.

Nhưng bắt chước cũng không dễ đâu nhé. Nhiều cái đơn giản mà người Việt ta bắt chước không thành nên hỏng. Ví dụ nhé thử bắt chước không vứt rác ra sông hay nhường đường cho người đi bộ xem có dễ không?

Nếu ý tưởng được thực hiện, giáo dục Việt Nam sẽ phải đối mặt với hai vấn đề lớn. Một là "cưa Mêrcedes thành công nông" làm cho năng suất, hiệu quả kém, chạy không ổn định, gây tai nạn và thời gian sử dụng thấp. Hai là "Mercedes chạy trên đường làng", cái này cũng dễ gây tai nạn vì lắm ổ voi, gà, đường lại hẹp...

Nhưng nếu làm không được thì thuê Tây làm còn đỡ tốn hơn. Nếu cố được cái này thì ta cũng bằng Nhật gần 200 năm về trước.

nhap khau chuong trinh giao duc sgk moi chi la 110 dieu kien
Theo anh Vương, nếu chương trình hay SGK là một cái máy thì nhập được máy tốt về mới chỉ là 1/10 điều kiện, còn lại 9/10 sẽ rất cam go.

Nhập chương trình giáo dục - SGK mới chỉ là 1/10 điều kiện

Anh Vương chia sẻ thêm: "Khi tôi viết về một ý tưởng cải cách nào đó, thể nào cũng có bạn nói "phi thực tế. Ở nông thôn làm sao làm được". Vì thế tôi thử tưởng tượng khi Việt Nam thực sự thành tâm nhập chương trình của Phần Lan về thì những người nói như trên sẽ nghĩ và phản ứng thế nào?

Nếu hiểu chương trình hay SGK là một cái máy thì nhập được máy tốt về mới chỉ là 1/10 điều kiện (giả sử như nó là máy tốt không cần bàn cãi). Còn lại 9/10 sẽ rất cam go. Nói thế nghĩa là cần phải tạo ra các điều kiện 9/10 còn lại như: Cơ chế hành chính giáo dục dân chủ, năng lực giáo viên, hệ thống chuyên gia đủ sức lĩnh hội chương trình - SGK mới để thực hiện chuyển giao... Đấy là nghĩ kiểu "bi quan".

Nghĩ kiểu "lạc quan" thì việc nhập một chương trình - SGK mới, không tương thích với phần cứng Việt nam đang có sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng mạnh làm lộ rõ các khiếm khuyết của nền giáo dục hiện hành và tạo ra áp lực phần cứng phải thay đổi.

Nền giáo dục hiện đại, dân chủ là nền giáo dục chấp nhận và dung hòa nhiều trường phái, nhiều mô hình. Rất nhiều người Việt giãy nảy lên và kêu rằng "Ông học Nhật kêu học giáo dục Nhật, ông Hà Lan kêu học Hà Lan, ông học Anh kêu học Anh thì giáo dục Việt Nam thành nổi lẩu thập cẩm à?"

Về mặt tâm lý thì tâm tư trên rất đáng thông cảm và khoan dung nhưng về mặt tư duy học thuật và thực tiễn thì đó là một lối tư duy sai lầm. Các nền giáo dục tiên tiến cho dù khác nhau vẫn chia sẻ các nguyên lý, hệ thống và giá trị chung nổi bật. Ví dụ như tinh thần hướng dẫn con người đạt đến tự do trong tâm hồn và truy tìm chân lý, hệ thống hành chính giáo dục phân quyền, khả năng thích nghi và cải biến xã hội...

Hơn nữa, một nền giáo dục đúng nghĩa sẽ tồn tại song song nhiều hệ thống và mô hình. Chúng tương trợ và cạnh tranh bình đẳng với nhau dựa trên luật pháp và giá trị của nó tạo ra.

Ví dụ ở Nhật, nơi luật pháp tương đối khắt khe, người ta vẫn chấp nhận hệ thống giáo dục tư khá phong phú. Trường kiểu Mỹ, trường kiểu Anh... thậm chí cả hệ thống trường của người Triều Tiên vẫn tồn tại với chương trình tự chủ. Thậm chí còn tồn tại cả các trường học kiểu tự do nơi học sinh học tùy ý.

Ngôi trường của Tottochan- một ngôi trường khai phóng, tự do đã tồn tại ngay từ trong giai đoạn nước Nhật ở trong bầu không khí khắc nghiệt nhất. Có dịp tôi sẽ viết về rất nhiều ngôi trường như thế ở Nhật trong giai đoạn đó.

Vì thế, dù chuyên tâm tìm hiểu giáo dục Nhật, tôi sẽ rất vui mừng khi ở Việt Nam có các ngôi trường theo phong cách Anh, Mỹ, Hàn, Phần Lan... Sự đa dạng dựa trên sự chia sẻ các giá trị phổ quát là nền tảng của một xã hội nhân văn và hạnh phúc".

chọn
[Photostory] Một doanh nghiệp sắp làm dự án nhà ở trên khu đất 2,7 ha cạnh Vinhomes Smart City
Dự kiến từ tháng 5/2024, Confitech sẽ bắt đầu GPMB để triển khai xây dựng Khu nhà ở Tây Mỗ tại quận Nam Từ Liêm để hoàn thành vào tháng 12 năm nay. Khu đất dự án này có quy mô 2,7 ha, nằm tiếp giáp khu liền kề của Vinhomes Smart City