Nhiều điểm công cộng ở TP HCM tiềm ẩn nguy cơ quấy rối tình dục trẻ em

Chất vấn Giám đốc Sở GTVT Trần Quang Lâm tại kì họp lần thứ 15 HĐND TP HCM khoá IX, đại biểu Trương Lê Mỹ Ngọc yêu cầu sở này đánh giá lại các mô hình vận tải hỗ trợ an toàn cho phụ nữ và trẻ em.

Nhà chờ xe buýt có nguy cơ quấy rối tình dục

Ngày 13/7, trong phần chất vấn Giám đốc Sở GTVT Trần Quang Lâm tại kì họp lần thứ 15 HĐND TP HCM khóa IX, đại biểu Trương Lê Mỹ Ngọc chỉ ra nhiều điểm công cộng ở TP được xác định là không gian tiềm ẩn nguy cơ không an toàn với phụ nữ, trẻ em về quấy rối tình dục như các nhà chờ, tạm dừng, điểm trung chuyển xe buýt.

Từ đó, bà đề nghị giám đốc Sở GTVT đánh giá lại các mô hình vận tải hỗ trợ an toàn cho phụ nữ, trẻ em mà TP đang triển khai.

DSC05710

Ông Trần Quang Lâm. (Ảnh: Ngự Kỳ).

Về vấn đề này, ông Lâm cho biết từ năm 2018, Sở GTVT đã giao cho công ty cung ứng dịch vụ giao thông công cộng thực hiện chương trình đảm bảo an toàn, thân thiện cho phụ nữ, trẻ em.

Trong đó, tập huấn các lớp kĩ năng phòng, chống quấy rối tình dục cho phụ nữ, trẻ em cho tài xế, nhân viên thu phí trên xe buýt. 80% xe buýt được lắp camera giám sát và lập bộ phận giám sát tại Trung tâm quản lí và điều hành vận tải hành khách công cộng.

Ngoài ra, tại các trạm dừng, nhà chờ đều bố trí biển cảnh báo, camera giám sát. "Từ năm 2018, sở còn triển khai kêu gọi xã hội hóa để thiết lập những cổng trường an toàn. Bố trí trạm chờ an toàn cho học sinh ngay gần cổng trường", ông Lâm cho biết.

Diện tích bãi đậu xe chỉ đáp ứng 1% nhu cầu

Về phần mình, đại biểu Nguyễn Thị Tố Trâm quan tâm đến quy hoạch bến bãi của TP. Chỉ ra hiện nay diện tích bến bãi trên địa bàn TP chỉ đáp ứng 30% nhu cầu, riêng diện tích các bãi đậu xe chỉ đáp ứng 1% nhu cầu, bà Trâm đề nghị tư lệnh ngành giao thông của TP cung cấp thêm thông tin về quy hoạch phát triển các bãi đậu xe ngầm của TP.

"Cầu Phú Mỹ là điểm đen tai nạn giao thông, đến nay vẫn chưa có giả pháp căn cơ. Đề nghị giám đốc sở Giao thông vận tải giải trình thêm về việc này", đại biểu Tố Trâm chất vấn.

Theo ông Trần Quang Lâm: "Riêng về cầu Phú Mỹ, nếu so sánh đánh giá thì đây chưa phải là điểm kẹt xe thường xuyên. Gần đây cầu có bị kẹt khá nghiêm trọng là do có tai nạn giao thông trên cầu. Cầu này có độ dốc khá lớn nên nhiều phương tiện sức chở lớn khi xuống dốc không kiểm soát được tốc độ".

67206080_1586075154860688_5767180058120683520_n

Đại biểu Nguyễn Thị Thanh Thuý. (Ảnh: Ngự Kỳ).

Đại biểu Nguyễn Thị Thanh Thúy đặt câu hỏi về tiềm năng và giải pháp tận dụng tiềm năng lợi thế đường thủy của TP. Theo bà, với 2 tuyến đường thủy lớn là sông Sài Gòn và sông Đồng Nai chảy qua, TP HCM có ưu thế lớn trong việc phát triển giao thông đường thủy. Song, dường như thành phố chưa tận dụng được khi số người sử dụng loại hình phương tiện công cộng này rất hạn chế.

"Sở đã có biện pháp gì kết nối hệ thống đường thủy với Đông Nam Bộ và các vùng lân cận để giảm bớt gánh nặng lên đường bộ? Ông đánh giá việc đồng bộ quy hoạch các công trình phục vụ phát triển du lịch đường thủy của TP hiện tại thế nào?", đại biểu Thanh Thúy chất vấn.

Ghi nhận ý kiến, ông Trần Quang Lâm cho biết TP HCM đang sở hữu 952 km đường sông. Dù có những yếu tố thuận lợi nhưng TP HCM chưa tận dụng được triệt để. Theo ông, việc phát triển du lịch đường sông cần nhiều yếu tố đi kèm, trong đó có đảm bảo an toàn cho những cây cầu bắc qua sông, đảm bảo an toàn cho hành lang đường thủy.

20190627_184903

TP HCM mới chỉ có 1 tuyến buýt đường sông. (Ảnh: Trường Nguyên)

Trong lúc đợi những yếu tố trên được đồng bộ, TP đã triển khai duy tu các cầu cảng, bến bãi, tạo điều kiện thuận lợi cho các tàu, bè, kết nối với các vùng lân cận. Bên cạnh đó, TP cũng tạo điều kiện cho ca nô, tàu, thuyền kinh doanh cập bến đón khách.

"Thời gian qua, nhiều chuyến buýt đường sông đã đi vào hoạt động. Đây là những khởi đầu cho việc phát triển du lịch đường thủy. Thành ủy TP HCM có chương trình để đột phá phát triển du lịch trong đó có phát triển du lịch đường sông trong thời gian tới", ông Lâm nêu.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.