Nhiều dự án đầu tư sang Lào, Campuchia có thể mất toàn bộ vốn

Kiểm toán Nhà nước cho rằng nhiều dự án đầu tư sang Lào, Campuchia tự ý thực hiện khi chưa có bảo lãnh của Chính phủ, một số dự án đang có nguy cơ mất toàn bộ vốn.

Trong báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2016 Tổng kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc dự kiến trình bày trước Quốc hội chiều nay 21/5, dự án khai thác và chế biến muối mỏ tại khu vực bản Đông Doc Mai (Lào) được nhấn mạnh có thể mất toàn bộ vốn ngân sách Nhà nước.

Dự án này do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) thuộc Bộ Công Thương làm chủ đầu tư, thực hiện tại khu vực bản Đông Doc Mai, huyện Chăm Pon, tỉnh Savanakhet, Lào.

nhieu du an dau tu sang lao campuchia co the mat toan bo von
Một dự án muối mỏ đang đắp chiếu của Vinachem tại Lào (Ảnh: Vinachem)

Theo Kiểm toán Nhà nước, dự án muối mỏ tại Lào chưa được Bộ Tài chính bảo lãnh để giải ngân nguồn vốn vay, nhưng Vinachem vẫn thực hiện ký hợp đồng.

Kiểm toán cũng đánh giá với tình trạng giá sản phẩm tiêu thụ giảm mạnh, dự án muối mỏ tại Lào hoàn toàn không có hiệu quả về mặt kinh tế, ngay cả trong trường hợp được ưu đãi về lãi suất vay.

“Dự án khai thác và chế biến muối mỏ đã chi 37,9 tỷ đồng nhưng do công tác thăm dò không đảm bảo tiến độ, dẫn đến Chính phủ Lào không thể gia hạn thêm thời gian thực hiện, tiềm ẩn nguy cơ mất toàn bộ vốn đầu tư”, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước nêu.

Một dự án khác mà Kiểm toán Nhà nước nêu ra có thể làm mất vốn là dự án khảo sát thăm dò khoáng sản sắt tại Campuchia. Tập đoàn Than khoáng sản (TKV) đã xin chủ trương giải thể công ty, trả lại dự án cho Chính phủ Campuchia, số tiền đã chi cho dự án 92,98 tỷ đồng.

nhieu du an dau tu sang lao campuchia co the mat toan bo von
Vinachem ký hợp đồng tư vấn quản lý dự án muối mỏ tại tỉnh Khammouan (Lào) (Ảnh: Vinachem)

Ngoài ra còn dự án khảo sát thăm dò khoáng sản Crom - Antimon tại tỉnh Pousat, Campuchia, TKV cũng đã góp vốn 4,4 triệu USD. Tuy nhiên, quặng crom và quặng antimon không đạt chỉ tiêu công nghiệp để thực hiện khai thác.

Tại Lào, Vinachem còn một dự án yếu kém khác, là muối mỏ Kali tại tỉnh Khammuane. Tổng mức đầu tư dự án này là 522 triệu USD, trong đó vốn tự có của Vinachem là 105 triệu USD. Ngoài ra là nguồn vốn vay của ngân hàng thương mại Việt Nam.

Theo Vinachem, dự án này được khởi công năm 2015 và được Bộ trưởng Công Thương phê duyệt đầu tư. Cùng năm này, Vinachem ký Hợp đồng EPC với nhà thầu liên danh TTCL, K-UTEC, CECO với giá trị hợp đồng 334 triệu USD với thời gian là 40 tháng.

Dự án có phạm vi khai thác 10 km2, dự kiến xây dựng trong 5 năm, tiến hành khai thác vào năm 2020, công suất 320.000 tấn một năm. Dự án được kỳ vọng khi hoàn thành sẽ giảm đáng kể lượng phân bón kali nhập khẩu của Việt Nam và Lào, giải quyết tình trạng thừa muối ăn, thiếu muối công nghiệp và muối chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay...

Tuy nhiên sau hơn 2 năm thực hiện, đến năm 2017 thì dự án đã tạm dừng.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết đây là dự án thứ 13 thua lỗ của ngành công thương.

nhieu du an dau tu sang lao campuchia co the mat toan bo von Vinacafe, Sabeco, Habeco, Vinachem,... vi phạm về quản lí và sử dụng đất đai bị KTNN chỉ tên

Vinacafe, Sabeco, Habeco, Vinachem, Veam,... và hàng hoạt các Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) khác bị Kiểm toán Nhà nước (KTNN) điểm tên về các ...

nhieu du an dau tu sang lao campuchia co the mat toan bo von Ngân hàng nào là chủ nợ lớn nhất của Vinachem?

Vinachem đang chìm trong cảnh thua lỗ và ôm nợ khủng, trong đó Ngân hàng Phát triển Việt Nam VDB đang là chủ nợ lớn ...

nhieu du an dau tu sang lao campuchia co the mat toan bo von 4 dự án của Vinachem là 'con nợ' nghìn tỷ của hàng loạt ngân hàng VDB, Vietinbank, Vietcombank, BIDV

Nợ gốc của 4 dự án thuộc Vinachem tại ngân hàng VDB là hơn 8.588 tỷ đồng, tại ngân hàng Vietinbank là hơn 5.036 tỷ ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.