Chiều ngày 21/3, UBND TP. Hạ Long đã có thông tin chính thức về vụ việc hàng trăm tiểu thương đóng cửa gian hàng tại chợ Hạ Long 1 để phản đối việc tăng giá dịch vụ xử lý rác thải và việc BQL chợ ngắt điện khiến hoạt động buôn bán gặp nhiều khó khăn
Chợ Hạ Long 1 váng vẻ sau khi nhiều hộ kinh doanh đóng cửa phản đối - Ảnh Hải Dương |
Cũng trong thông báo, trong số 1.437 hộ kinh doanh tại chợ Hạ Long 1, tính đến hết ngày 20/3 đã có hơn 1.048 hộ đồng thuận với việc tăng giá thu gom. Các tiểu thương ngành hàng rau củ quả, hải sản tươi sống vẫn hoạt động bình thường. Chỉ riêng ngành quần áo và tạp phẩm phản ứng vì cho rằng, hoạt động của mình không gây ô nhiễm, mất vệ sinh. Còn hơn 389 điểm kinh doanh của 295 hộ kinh doanh chưa đồng ý và đóng phí nên Ban quản lý chợ đã ngừng cung cấp điện gần 400 điểm kinh doanh khiến hoạt động buôn bán gặp nhiều khó khăn, và nhiều tiểu thương đã kéo nhau làm đơn kiến nghị lên UBND tỉnh Quảng Ninh.
Trong quá trình triển khai thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải của các hộ sinh hoạt kinh doanh tại chợ Hạ Long 1, BQL chợ đã tổ chức niêm yết công khai, tổ chức thông báo trên loa truyền thanh nội bộ của chợ 04 lần/ ngày, thông báo trực tiếp đến các hộ kinh doanh và UBND TP. Hạ Long đã tổ chức 2 cuộc đối thoại trực tiếp đối với các hộ kinh doanh tại chợ.
Một số hộ kinh doanh vẫn hoạt động tại chợ - Ảnh Hải Dương |
Ngày 7/3, UBND TP.Hạ Long ra văn bản thông báo về việc tăng giá thu gom vệ sinh môi trường. Theo đó, ngành hàng hải sản tươi sống tăng từ 125.000 lên 235.000 đồng; kinh doanh ăn uống, thực phẩm tăng từ 100.000 lên 210.000 đồng; ngành hàng rau củ quả tăng từ 85.000 lên 195.000 đồng; kinh doanh hoa quả, giải khát tăng từ 75.000 lên 165.000 đồng; ngành hàng khác (quần áo, điện máy, tạp phẩm) tăng từ 65.000 lên 135.000 đồng.
Việc tăng giá được thực hiện theo chỉ đạo của tỉnh tại Quyết định 2625/2017/QQD-UBND ngày 6/7/2017 về việc quy định tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt và dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; đồng thời thông báo số 109/TB-UBND ngày 5/3/2018 của TP. Hạ Long về giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố năm 2018.
Từ năm 2017, chợ Hạ Long 1 hoạt động theo mô hình tự chủ. Do vậy, chợ phải xây dựng giá dịch vụ trên cơ sở lấy thu bù chi. Trong năm 2017, việc thu gom vệ sinh môi trường tại chợ gặp nhiều khó khăn. Hàng năm, đơn vị thu được 1,3 tỉ, nhưng phải chi cho đơn vị vận chuyển, xử lý rác thải hơn 2,5 tỉ đồng.
Trước đây rác thải được xử lý theo hình thức chôn lấp, nên chi phí chỉ từ 75.000đ/tấn. Nhưng hiện nay, rác thải được vận chuyển đến Nhà máy xử lý rác trong huyện Hoành Bồ để xử lý với mức phí là 410.000đ/tấn (chưa tính thuế).
Ban quản lý chợ phải lập biểu giá vệ sinh môi trường cho 5 ngành chính tại chợ chứ không thể lập bảng giá riêng cho từng gian hàng. Đối với ngành hàng quần áo, tạp phẩm đang bức xúc lại có mức thu tăng thấp nhất. Các cơ quan chức năng của thành phố đã thẩm định giá trên cơ sở lấy thu bù chi.
Ông Hồ Quang Huy – Phó chủ tịch TP. Hạ Long cho biết, hiện tại Thành phố vẫn đang phối hợp với BQL chợ và đại diện các ngành hàng tuyên truyền, vận động các hộ kinh doanh thực hiện đóng giá dịch vụ theo đúng quy định. Nếu như các hộ kinh doanh vẫn không chịu chấp hành thì sẽ thực hiện các điều khoản đúng như hợp đồng dân sự giữa các hộ kinh doanh và BQL chợ. Biện pháp cuối cùng nếu các hộ kinh doanh không thực hiện đúng quy định chúng tôi sẽ chấp dứt hợp đồng, thu hồi điểm kinh doanh…”
Ngày 19/3, hàng trăm tiểu thương tại chợ Hạ Long 1, P. Bạch Đằng, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh bất ngờ đóng cửa ki ốt và phủ bạt gian hàng của mình để phản đối việc tăng phí môi trường và do BQL chợ Hạ Long 1 cắt điện khiến việc buôn bán không thể hoạt động được.
Các ki ốt tại chợ Hạ Long đồng loạt đóng cửa, khách du lịch ngơ ngác
Hàng trăm tiểu thương buôn bán trong khu vực chợ Hạ Long (TP. Hạ Long, Quảng Ninh) đồng loạt đóng cửa khiến khu chợ này ... |