Thai phụ 24 tuổi ở Hà Nội mang thai tuần thứ 25 đang được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Tuần trước, chị đột ngột sốt cao, nổi ban khắp người. Bác sĩ chẩn đoán chị mắc sởi, phải điều trị nội trú.
"Tôi nghĩ sởi thường gặp ở trẻ em, không ngờ mình cũng mắc. Tôi không nhớ mình được tiêm vắcxin phòng sởi hay chưa", thai phụ chia sẻ.
Cũng đang điều trị sởi tại khoa Truyền nhiễm, một nữ nhân viên y tế 37 tuổi cho biết gia đình chị không có ai mắc sởi. Chị nghi mình bị nhiễm sởi do tiếp xúc với bệnh nhân tại bệnh viện. Chị có các triệu chứng ho, sốt cao thông thường, sau đó xuất hiện các nốt phát ban trên mặt và người, đi khám mới biết mình mắc sởi. Bệnh nhân này chưa tiêm phòng sởi.
Phó giáo sư Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm, cho biết 3 tháng gần đây khoa liên tục tiếp nhận bệnh nhân sởi đến khám, nhập viện. "Vài tháng trước, trung bình mỗi tháng Khoa tiếp nhận khoảng 10 bệnh nhân sởi thì chỉ trong hai ngày qua đã có 8 ca. Một số bệnh nhân mắc sởi trên nền cơ địa đặc biệt là có thai, phổi mạn tính", ông Cường nói.
Bác sĩ thăm khám cho thai phụ mắc bệnh sởi, tại khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Lê Nga. |
Trong số hàng chục ca sởi điều trị tại khoa Truyền nhiễm, nữ nhiều hơn nam và tuổi từ 25-40.
"Xét theo lứa tuổi sinh học, đây là giai đoạn con người có 'lỗ hổng miễn dịch' khi kháng thể yếu đi hoặc không còn. Nhiều bệnh nhân không nhớ rõ trước đây mình có tiêm phòng sởi chưa, trong khi họ đều tiếp xúc nguồn lây từ con nhỏ, hàng xóm, nơi tập trung đông người", Phó giáo sư Cường cho biết.
Năm 2018 dịch sởi tăng đột biến. Cả nước ghi nhận gần 8.000 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, trong đó gần 1.700 ca dương tính với sởi, 2 người tử vong ở Hưng Yên và TP HCM.
Theo các chuyên gia, điều kiện thời tiết đông - xuân như hiện nay rất dễ bùng phát virus sởi. Không ít trường hợp chẩn đoán nhầm dị ứng (vì nổi ban như dị ứng thuốc) hay sốt do virus, rubella.
"Trẻ em khi phát ban thì phát hiện ngay là bị sởi, còn ở người lớn dấu hiệu này thường bị bỏ qua", ông Cường nói.
Với thai phụ mắc sởi, ông Cường cảnh báo nguy cơ dễ sảy thai, đẻ non do sốt rất cao, dễ bội nhiễm bởi suy giảm miễn dịch hơn người khác. HIện chưa có bằng chứng khoa học cho thấy thai phụ bị bệnh sởi sẽ gây dị tật thai nhi.
Thai phụ mắc bệnh cần nhập viện để theo dõi. Các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ nên tiêm vắcxin sởi - rubella - quai bị để phòng bệnh. Trẻ em nên được tiêm vắcxin phòng sởi đúng kỳ, đủ mũi. Mũi vắcxin đơn đầu tiên phòng sởi phải từ 9 tháng tuổi.
Bộ Y tế đang nghiên cứu hạ độ tuổi để tiêm vắcxin phòng sởi cho trẻ. Trên thực tế, không ít trẻ chỉ mới 6 tháng tuổi đã mắc sởi.
Trường hợp nào không bắt buộc phải tiêm vắc xin sởi - rubella?
Hiện tại, Hà Nội và một số tỉnh, thành phố có nguy cơ cao khác trong cả nước đang tiến hành chiến dịch tiêm bổ ... |
Chuyên gia y tế cảnh báo bệnh sởi bùng phát và cách phòng ngừa
Bệnh sởi thường gặp ở nhóm trẻ chưa được tiêm chủng do chưa đến tuổi tiêm hoặc mắc bệnh khác phải hoãn tiêm hoặc những ... |
Những vùng nguy cơ cao bắt buộc phải tiêm chủng bổ sung vắc xin sởi - rubella từ nay tới tháng 2/2019
Theo quyết định của Bộ Y tế về kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng bổ sung vắc xin sởi - rubella cho trẻ ... |
Từ nay đến tháng 2/2019, cha mẹ nhớ lịch cho con 1-5 tuổi đi tiêm chủng bổ sung vắc xin sởi - rubella
Theo chỉ đạo của Bộ Y tế, các cơ sở y tế đang triển khai chiến dịch tiêm chủng bổ sung vắc xin Sởi - ... |