Nhìn từ vụ Daniel: Giáo viên không chuẩn mực là tấm gương xấu cho học sinh

Sự việc về phát ngôn thiếu chuẩn mực của Daniel Hauer đã dần khép lại khi Daniel đến làm việc tại Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, gửi lời xin lỗi tới gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp, toàn thể người dân Việt Nam. Từ sự việc này, bản thân Daniel đã có một bài học đáng nhớ; đồng thời cũng là lời cảnh báo đối với nhiều giáo viên.
nhin tu vu daniel giao vien khong chuan muc la tam guong xau cho hoc sinh daniel hauer
Ông Daniel Hauer trong buổi làm việc tại Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử. Ảnh: Infornet

Sự việc về phát ngôn thiếu chuẩn mực của Daniel Hauer đã dần khép lại khi Daniel đến làm việc tại Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, gửi lời xin lỗi tới gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp, toàn thể người dân Việt Nam. Từ sự việc này, bản thân Daniel đã có một bài học đáng nhớ; đồng thời cũng là lời cảnh báo đối với nhiều giáo viên.

Bị người dân phẫn nộ, tẩy chay, đòi “đuổi” về nước, bị cơ quan chức năng xử lý, trung tâm dạy ngoại ngữ chấm dứt hợp đồng, ông Daniel Hauer - một thầy giáo dạy tiếng Anh tại Việt Nam đã có những bình luận xúc phạm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và đội tuyển U23 Việt Nam đã có một bài học đắt giá.

Nhìn lại về những phát ngôn của Daniel Hauer, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ – nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT nhấn mạnh “đất có lề, quê có thói". Đối với Việt Nam, việc một người phát ngôn như vậy đã là không thể chấp nhận được chứ chưa nói gì đến một người thầy giáo. Là một thầy giáo đứng trên lớp mà lối sống không phù hợp với phong tục tập quán nói chung là không ổn.

“Không chỉ riêng đối với giáo viên, mà đối với tất cả người dân Việt Nam, mỗi khi nhắc tới những vị anh hùng dân tộc, những người có công xây dựng đất nước thì đều phải bằng tấm chân tình và lòng kính trọng sâu sắc nhất”, ông Nhĩ nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, bà Văn Thùy Dương - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội chia sẻ: “Những người làm nghề giáo, làm điều gì cũng phải tự nhủ và nghĩ mình đang đứng trên cương vị người thầy, sẽ có nhiều học sinh nhìn điều mình làm và học theo".

TS Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội Tâm lí Giáo dục Hà Nội cho rằng: “Với cương vị của một giáo viên dạy ngoại ngữ, bất kể là người nước ngoài hay người Việt Nam, một khi đã sinh sống và làm việc tại Việt Nam thì đều phải tuân thủ luật pháp, quy định và văn hoá của Việt Nam. Một khi xúc phạm tới hình ảnh của anh hùng dân tộc của đất nước Việt thì không thể tha thứ được. Daniel phải chịu trách nhiệm về việc làm đó”, ông Lâm nhấn mạnh.

Đồng thời, ông Lâm chỉ ra rằng, với người giáo viên đứng trên bục giảng không chỉ dạy bằng tri thức mà còn là nhân cách. Một khi nhân cách không chuẩn mực sẽ thành tấm gương xấu cho học sinh. Việc một số trung tâm chấm dứt hợp đồng với Daniel là hoàn toàn đúng đắn. Không phải cứ làm xong rồi nói xin lỗi là thích làm gì thì làm, nói gì thì nói.

Các chuyên gia đều nhấn mạnh rằng đây cũng là bài học về phát ngôn cho mọi người dân, đặc biệt là những người thầy giáo, cô giáo với sứ mệnh cao cả là dạy làm người. Mỗi cử chỉ, lời nói của những người được gọi là “thầy” cần hết sức chỉn chu, chuẩn mực, bất cứ điều gì khi nói ra, khi hành động cần suy nghĩ thật kĩ càng.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.