Những cách uống nước nào gây hại cho cơ thể?

Uống nước không đúng cách, thời điểm uống nước chưa thích hợp sẽ không có lợi, thậm chí còn gây hại cho cơ thể.

Nước chiếm khoảng 70% khối lượng của cơ thể con người và phân phối khắp nơi trong cơ thể như: Máu, cơ bắp, xương tủy, phổi…Chúng ta có thể nhịn ăn vài tuần, thậm chí vài tháng nhưng không thể không uống nước trong vài ngày. Cần lưu ý những cách uống nước chưa đúng để phòng tránh.

nhung cach uong nuoc nao gay hai cho co the 36136
(Ảnh: philip Pham)

1. Uống quá nhiều nước

Nhiều người có thói quen uống nước thường xuyên ngay cả khi cơ thể đã đủ được dẫn đến tế bào bị sưng lên, gây buồn nôn, ói mửa, động kinh, thậm chí tử vong.

Vào năm 2008, bà Jacqueline Henson, 40 tuổi đã tử vong vì ngộ độc nước sau khi uống 4 lít nước trong khoảng 2 giờ đồng hồ theo một chương trình giảm cân nghiêm ngặt.

Các chuyên gia cho biết, việc uống một lượng lớn nước trong thời gian ngắn có thể ảnh hưởng đến chức năng của thận và khiến nồng độ muối trong máu giảm, gây đau đầu hoặc ngộ độc nước.

"Nếu chúng ta uống rất nhiều nước trong một thời gian rất ngắn, thận không thể loại bỏ các chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể chúng ta đủ nhanh, và máu trở nên loãng, kèm nồng độ muối rất thấp", tiến sĩ Frankie Phillips tại Hiệp hội Dinh dưỡng Anh cho biết.

Theo khuyến cáo của Cơ quan sức khỏe quốc gia Anh - NHS hiện nay, một ngày, phụ nữ trưởng thành chỉ cần khoảng 1,6 lít chất lỏng nói chung, còn nam giới cần khoảng 2 lít để giữ cho cơ thể làm việc hiệu quả.

Chị Hoàng Dung ở Thanh Xuân, Hà Nội chia sẻ: "Hằng ngày, tôi uống nước không nhiều, do đang giảm cân nên nhiều khi tôi đói mà không dám ăn nên đành phải uống thêm nước. Một hôm, tôi uống tới 5 lít nước sau đó bị ngất đi, cũng may có chồng tôi ở nhà và đưa bệnh viện cấp cứu. Khi tôi tỉnh lại thì được bác sĩ cho biết mình bị ngộ độc vì uống quá nhiều nước. Kể từ lần đó trở đi tôi rất sợ, mỗi ngày chỉ uống đủ lượng nước quy định để tránh bị như lần trước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

2. Uống nước khi đứng

Nếu bạn uống nước trong tư thế đứng, nước sẽ trực tiếp đổ xuống dạ dày của bạn một cách nhanh, mạnh. Điều này có thể sẽ gây ảnh hưởng cho dạ dày vì tác động bất ngờ và mạnh vào thành dạ dày. Uống nước khi đứngcó thể bạn sẽ cảm thấy hơi thắt ở tim, cũng có thể gây co thắt ở vùng bụng và gây đau. Một số nghiên cứu cho rằng, việc uống nước khi đứng có thể gây đau khớp, viêm khớp, làm xáo trộn sự cân bằng của chất lỏng trong cơ thể.

nhung cach uong nuoc nao gay hai cho co the 36136
(Ảnh: gia đình Việt Nam)

3. Uống nước ngay sau khi vận động

Không uống nước ngay sau khi vận động nặng hay tập thể dục vì uống nước như vậy sẽ tạo áp lực cho tim và tác động tới tim. Tốt nhất, bạn nên uống chậm và uống thành ngụm nhỏ. Chuyên gia thể hình Larysa Didio – người sáng lập của PFX Fiteness khuyên: “Bạn nên uống ít nhất 180 ml nước trước khi luyện tập 30 phút”.

4. Uống nước quá ít lần, đợi khát mới uống

Trung bình một người trưởng thành cần uống khoảng 1,5 – 2 lít nước một ngày, chưa tính lượng cung cấp qua nước canh, xúp,… trong bữa ăn.

Nhiều người thường đợi đến lúc khát mới uống nước, lúc này cơ thể của bạn đã bị mất 1% nước. Uống nước không phải chỉ để thỏa mãn cơn khát, mà còn để góp vào quá trình tham gia trao đổi chất, để cơ thể hô hấp dễ dàng hơn. Thời gian dài thiếu nước sẽ làm gia tăng độ đặc của máu, dẫn đến bệnh tim, huyết quản. Ngoài ra, càng không chú ý uống nước, thói quen uống nước sẽ ngày càng ít, cơ thể người sẽ ngày càng khô. Cho nên bất kể khát hay không, bạn đều cần kịp thời bổ sung nước cho cơ thể.

Để không quên uống nước bạn nên dán một tờ giấy nhớ ghi rõ hai chữ “uống nước” trước bàn làm việc để không quên đi điều quan trọng này. Điều này sẽ tạo nên một thói quen tốt và giúp bạn tránh nguy cơ mắc phải các bệnh như sỏi thận.

nhung cach uong nuoc nao gay hai cho co the 36136
Nên uống đủ lượng nước mỗi ngày để có một cơ thể khỏe mạnh

5. Nhầm lẫn giữa việc ăn và uống

Mặc dù, các loại thức ăn chứa nhiều nước có thể bổ sung nước cho cơ thể nhưng chúng không thể thay thế nước hoàn toàn. Bạn cần uống nước ngay cả khi đã ăn nhiều loại trái cây, thực phẩm nhiều nước. Hãy uống nước trước khi ăn để đảm bảo bạn không quên việc uống nước.

6. Uống nước trong khi ăn

Việc uống một loại nước nào đó trong khi ăn, ngay cả nước canh, sẽ khiến cho dịch vị dạ dày bị pha loãng, gây khó khăn cho việc tiêu hóa. Điều đó sẽ tạo gánh nặng cho dạ dày, dễ khiến dạ dày bị tổn thương. Không uống nước trong khi ăn vì nó khiến thể tích dạ dày tăng lên, hệ tiêu hóa của bạn cũng phải làm việc vất vả hơn, rất có hại.

nhung cach uong nuoc nao gay hai cho co the 36136

Nên hạn chế việc uống nước trong khi ăn vì đây là thói quen không tốt

(Ảnh: SGTT)

7. Uống nước quá lạnh

Không ít người có thói quen uống nước đá mà không biết nước lạnh có thể cản trở tiêu hóa dẫn đến khó tiêu và mất nước. Uống nước lạnh sau bữa ăn khiến cơ thể tiết ra quá nhiều chất nhầy làm suy giảm hệ miễn dịch. Bạn sẽ dễ mắc cảm cúm và các bệnh khác. Thêm vào đó, nếu được uống trong hoặc ngay sau bữa ăn, nước lạnh thúc đẩy cơ thể hấp thụ mọi loại chất béo từ thức ăn. Đôi khi đó là những chất béo không có lợi, khiến cơ thể mệt mỏi và dễ tăng cân.

8. Uống nước đun đi đun lại nhiều lần

Nhiều người suy nghĩ rằng uống nước đun càng nhiều lần càng tốt vì vi khuẩn sẽ được diệt sạch tốt hơn cho sức khỏe. Tuy nhiên, chính việc làm này lại gây hại sức khỏe của bạn đấy bởi vì trong nước thường có một hàm lượng nhỏ các loại kim loại nặng không tốt cho sức khỏe như chì, cadimium, nitrat.

Khi nước được đun đi đun lại nhiều lần, trải qua quá trình thủy phân không ngừng bốc hơi thì hàm lượng nitrat và các kim loại nặng kể trên ở trong nước sẽ tăng lên đáng kể, khi hấp thu vào cơ thể các kim loại nặng này sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn. Đồng thời, muối nitrit được chuyển hóa từ nitrat có trong nước sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển máu của cơ thể, tim đập nhanh hơn, hệ hô hấp hoạt động khó khăn hơn. Thậm chí, nếu thói quen này kéo dài thường xuyên kết hợp với một số điều kiện bất lợi khác từ môi trường và cơ địa con người có thể gây ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng.

9. Uống nước không rõ nguồn gốc thành phần

Có thể bạn muốn uống những loại nước ngon lành hơn nước lọc bình thường, ví dụ nước ngọt chẳng hạn. Tuy nhiên, các loại phụ gia trong nước này thường nhiều, lại chứa chất làm ngọt không dưỡng chất có thể làm bạn tăng cân, béo phì...Bạn nên tự pha chế nước tại nhà, dùng các thành phần như chanh, dưa leo, dưa hấu, dâu, thảo mộc… để pha với nước.

nhung cach uong nuoc nao gay hai cho co the 36136

Vì sao nên uống nước mía vào mùa hè

nhung cach uong nuoc nao gay hai cho co the 36136 7 mẹo siêu đơn giản, kiểm tra 5 phút là biết ngay mình khỏe hay bệnh
chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.