![]() |
Thế kỷ thứ 6, thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, Hanno, nhà thám hiểm người Carthage dẫn đầu đoàn 300.000 người trên 76 chiếc thuyền đi dọc bờ biển Tây Phi. Các tài liệu cho rằng Hanno đã tới tận địa phận Ghana ngày nay, hành trình dài nhất khám phá châu Phi trong thời điểm ý niệm về Tây Phi hầu như bằng không. Trở về sau chuyến thám hiểm, Hanno kể lại những câu chuyện kỳ lạ mà ông chứng kiến, trong đó có mô tả về nhóm đàn ông sống trong hang động và có thể chạy nhanh hơn ngựa. Dù vậy, kỳ bí nhất là một hòn đảo mà nhóm của Hanno phát hiện. "Ban ngày, chúng tôi không thấy gì ngoài khu rừng. Nhưng khi đêm tới, chúng tôi nhìn thấy nhiều đốm lửa và nghe âm thanh của tiếng sáo, tiếng đánh chũm choẹ, trống mẽo (tom-toms) và tiếng hò hét của đám đông". Nhà tiên tri trong đoàn hối thúc Hanno rời đảo càng sớm càng tốt. Khi nhà thám hiểm quay lại thuyền, hòn đảo bốc cháy với ngọn lửa lan ra tận biển. "Gấp rút và hoảng loạn, chúng tôi lên thuyền rời đi. Trong 4 ngày sau đó, chúng tôi vẫn thấy bờ biển hòn đảo rực lửa vào ban đêm", Hanno viết. |
![]() |
Cùng thời điểm Hanno đi về phía nam khám phá châu Phi, một nhà thám hiểm khác tên là Himilcon hướng lên phía bắc, men theo đường bờ biển châu Âu tới địa phận nước Anh hiện tại. Trên đường đi, Himilcon lấy thêm nhiều thuộc địa và tạo lập quan hệ giao thương với những bộ lạc mà ông mô tả là tràn đầy năng lượng và khéo léo. Nước Anh trong mô tả của Himilcon là hòn đảo chìm trong sương mù, có những vùng nước nông đầy rong biển khiến thuyền bè không thể di chuyển và nhiều quái vật biển đáng sự. Hiện vẫn chưa chắc chắn liệu những điều Himilcon mô tả có chính xác hay không. Một số giả thiết cho rằng Hamilcon nhìn thấy các sinh vật chưa từng biết đến nên gọi nhầm thành quái vật; số khác khẳn định các báo cáo của ông chỉ là lừa đảo. Tuy nhiên giả thiết phổ biến nhất nghi ngờ khả năng Himilcon muốn giữ bí mật các phát hiện quý giá của ông trong chuyến khám phá vùng biển. Quay về sau cuộc thám hiểm, Himilcon cho rằng các quái vật biển dữ tợn đã ngăn không cho ông tiếp cận nước Anh. |
![]() |
Vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, Pharaoh Necho ra lệnh cho một đoàn thám hiểm xuống Biển Đỏ, đi dọc theo bờ biển châu Phi, vòng qua Nam Phi và trở về sông Nile. Đây là những người cổ đại đầu tiên đi vòng quanh châu Phi bằng đường biển. Phải mất hai năm trời ròng rã, đoàn thám hiểm mới hoàn thành sứ mệnh của mình. Theo ghi chép, vào mỗi mùa thu, nhóm thám hiểm sẽ neo thuyền ở bất cứ đâu khả dĩ, vào đất liền và dựng trang trại để sống sót qua mùa đông. Khi mùa xuân tới, họ mới tiếp tục hành trình khám phá. Là những người Ai Cập đầu tiên đặt chân tới nam bán cầu, đoàn thám hiểm ghi chép về hiện tượng mặt trời chiếu sáng ở hướng Bắc. Tuy nhiên, người cổ đại không có ý niệm về bán cầu nam nên cho rằng đoàn người gặp ảo giác trên biển. |
![]() |
Khoảng thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, Hecataeus, một nhà địa lý Hy Lạp cố gắng khám phá thế giới nhiều nhất trong khả năng. Hecataeus đã tới Ai Cập, nhiều nơi thuộc của châu Phi và tin rằng đã có đủ cơ sở để vẽ bản đồ thế giới. Các khu vực cả thế giới được Hecataeus liệt kê trong cuốn sách có tựa "Chuyến đi vòng quanh thế giới" kèm theo một bản đồ thế giới hình tròn, trong đó Hy Lạo nằm ở trung tâm. Các vùng đất đai của thế giới theo nhận định của Hecatatus có vùng cực tây là eo biển Gibraltar, cực đông không quá biển Caspi và cực nam là Biển Đỏ, còn lại là đại dương. Tuy nhiên, không phải mọi người Hy Lạp đều tin tưởng tấm bản đồ phác thảo này. |
![]() |
Khoảng năm 325 trước Công nguyên, Pytheas trở thành người Hy Lạp đầu tiên đi về cực bắc và vòng quanh quốc đảo Anh. Các chi tiết trong chuyến đi của ông khá kỳ lạ khiến nhiều người cho rằng Pytheas chỉ dựng chuyện. Theo Listverse, hầu như tất cả tư liệu về hành trình của Pytheas đến từ những người nghi ngờ ông. Strabo, một người Hy Lạp, khẳng định cả chuyến thám hiểm này chỉ đơn thuần là dối trả. Strabo chế giễu ước tính đường bờ biển Anh dài 7.314 km của Pytheas là hoang tưởng vì cho rằng nước Anh không thể lớn như thế. Tuy nhiên, con số Pytheas đưa ra lại khá khiêm tốn so với thực tế đường bờ biển hơn 12.000 km của Anh. Pytheas cũng đưa ra những mô tả cho thấy nhiều khả năng ông đã tới cực Bắc. Theo ghi chép của Pytheas, phía Bắc nước Anh là vùng đại dương băng giá, nơi vào mùa đông không còn thấy mặt trời. Trong một số đoạn, Pytheas dùng các từ ngữ khác biệt có thể là lý do khiến nhiều người bấy giờ không tin những gì ông mô tả. "Không có đất liên, biển hay không khí mà là một dạng vật chất đông đặc tất cả yếu tố trên, tương tự như lá phổi trên biển". Theo ông, không ai hay phương tiện nào có thể xuyên qua lá phổi này. Ngày nay, các nhà nghiên cứu tin rằng, thực chất Pytheas có thể chỉ cố gắng mô tả tảng băng trôi khổng lồ ông lần đầu nhìn thấy. |
![]() |
Cũng trong thế kỷ thứ tư trước Công nguyên, Alexander đại đế ra lệnh cho Nearchus đưa quân khám phá vùng sông Ấn. Cuộc thám hiểm được ghi chép lại với rất nhiều đụng độ với người bản địa. Nearchus ban đầu bị cản trở bởi gió mùa, ông phải cho dừng chân suốt một tháng để chờ thời tiết ổn định. Tuy nhiên, trong thời gian này khu lều trại của đoàn quân Nearchus liên lục bị thổ dân tấn công khiến ông phải ra lệnh dựng pháo đài bằng đá để phòng thủ. Trên đường đi, đạo quân của Nearchus bị xua đuổi bởi các thổ dân có kỹ thuật của thời đồ đá cổ. Theo mô tả của Nearchus, những người này toàn thân đầy lông và móng tay dài như vuốt thú dữ. Bằng súng bắn đá từ chiến thuyền, cùng quân đội trang bị áo giáp sắt, Nearchus tàn sát và bắt giữ hầu hết thổ dân ông đụng độ. "Họ kinh hoảng vì ánh sáng của áo giáp, sự nhanh nhạy của quân lính và bị tấn công bởi cơn mưa mũi tên và đá", Nearchus viết. |
![]() |
Năm 113 trước Công nguyên, Hoàng đế nhà Hán phái nhà thám hiểm Zhang Qian đi về phía tây để tìm hiểu các dân tộc đang sinh sống và xem xét khả năng thu phục thêm chư hầu. Zhang Qian tới Lưỡng Hà, khám phá một phần Đế quốc Parthia và Vương quốc Seleucid. Ông trở về mang theo những mô tả đầu tiên về khu vực này cho người Trung Quốc. "Họ khắc gương mặt của nhà vua lên tiền xu. Khi nhà vua băng hà, tiền lập tức được thay đổi và những đồng xu mới được phát hành có chân dung của người thừa kế", Zhang Qian viết về tiền xu phương Tây. Thời điểm Zhang Qian đặt chân tới Seleucid, vương quốc này đang bị suy yếu vì nội chiến với sự cai trị của nhiều tiểu vương và phụ thuộc vào Parthia. Do đó, ông nhận xét các nước này đều có lực lượng quân sự yếu kém và dễ dàng chịu thần phục. |
![]() |
Tác phẩm Periplus của biển Erythraean và lần đầu tiên liên lạc với Trung Quốc Năm 60 sau Trung Nguyên, người Hy Lạp viết cuốn sách Hướng dẫn hàng hải biển Erythaean. Đây là mô tả về Ấn Độ nhưng đặc biệt bởi có những mô tả đầu tiên của người châu Âu về người Trung Quốc. Tác giả khuyết danh mô tả một bộ lạc ông gọi là “Sêsatai”, được cho là người Trung Quốc, ông mô tả là những người thấp đậm và gương mặt tròn và cho rằng họ mang theo những túi khổng lồ chứa những chiếc chiếu lớn. Họ sẽ trải chiếc chiếu lớn và tổ chức lễ hội ở Ấn Độ. Sau đó, họ sẽ để lại chiếu và trở về Trung Quốc. Đây là một trong những cuộc chạm tráng đầu tiên giữa thế giới châu Âu và người trung Quốc dù không nói với nhau lời nào. Tác giả Hy Lạp chỉ theo dõi họ vui chơi và rời đi và mô tả họ là bộ tộc nguyên sơ mà không nhận thức rằng họ vừa liên hệ tới mọt vương quốc rộng lớn ở phía đông. |
![]() |
Năm 97 sau Công nguyên, triều Hán phái nhà thám hiểm Gan Ying tới phương Tây để liên lạc với châu Âu. Gan Ying có nhiệm vụ xác minh liệu những vương triều phương Tây có tồn tại như lời kể hay không. Sau khi tới Đế quốc Parthia và trò chuyện cùng nhiều thuỷ thủ, Gan Ying được khuyên không nên vượt biển. "Đại dương rất rộng lớn, có thể khiến nhiều người nhớ nhà. Trong chuyến đi có thể kéo dài tới ba năm, một số người có thể mất mạng", các thuỷ thủ cảnh báo. Những người này sau đó mô tả chi tiết thành Rome cho nhà thám hiểm Trung Quốc. Trong ghi chép của Gan Ying, thành Rome gồm 5 cung điện, người dân đều cao lớn và thật thà; họ cạo đầu và mặc đồ thêu. |
![]() |
Năm 297 sau Công nguyên,những nhà thám hiểm thời nhà Nguỵ đảm nhiệm sứ mệnh đi quanh Nhật Bản. Dù không phải là những người đầu tiên tiếp cận Nhật Bản, nhà thám hiểm thời Nguỵ đã khám phá kỹ lưỡng vùng biển phía đông hơn trước đây. "Đàn ông, dù to lớn và thấp bé, đều xăm mặt và khắp cơ thể bằng nhiều hình thù", các ghi chép cho hay.Theo các nhà thám hiểm, người Nhật xăm mình để xua đuổi các loài cá lớn dưới biển khi bơi lặn. Các báo cáo cũng mô tả phát hiện về một đảo người lùn, nơi cư dân chỉ cao từ 0,9 đến 1,2 m. |