Những đại gia nào kiếm thêm cả nghìn tỷ trong năm qua?

Ngoài 2 tỷ phú đôla, nhiều đại gia Việt khác cũng có khối tài sản tăng cả nghìn tỷ đồng chỉ trong chưa đầy 12 tháng.

Tính từ cuối năm 2016 đến nay, khối tài sản trên sàn chứng khoán của các đại gia Việt đã tăng rất mạnh, thậm chí, 3 trong số 10 người giàu nhất sàn chứng khoán năm qua đã kiếm thêm trên dưới 25.000 tỷ đồng.

nhung dai gia nao kiem them ca nghin ty trong nam qua

Danh sách 10 người giàu nhất sàn chứng khoán năm 2016. Đồ họa: Hiền Đức.

3 tỷ phú kiếm hơn 1 tỷ USD chỉ từ cổ phiếu

Theo thống kê của Forbes, trong gần 9 tháng gần đây, tài sản của ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Vingroup (VIC), đã tăng 1,8 tỷ USD, tương đương gần 41.000 tỷ đồng.

Thống kê thực tế, trong gần một năm qua, chỉ riêng khối tài sản trên sàn chứng khoán của ông Vượng đã tăng hơn 25.000 tỷ đồng, xấp xỉ 1,1 tỷ USD. Ông Vượng cũng là đại gia Việt kiếm nhiều tiền nhất tại Việt Nam tính tới hiện tại theo cả thống kê của Forbes và thống kê thực tế sở hữu cổ phiếu.

Toàn bộ số tiền hơn 25.000 tỷ đồng gia tăng của ông Vượng đều đến từ khối lượng sở hữu cổ phiếu VIC khổng lồ. Năm qua, thị giá cổ phiếu VIC đã tăng gần 83% từ mốc 42.000 đồng/cổ phiếu lên hơn 76.000 đồng như hiện nay, giúp thứ hạng của ông chủ tập đoàn này gia tăng liên tục trên bảng xếp hạng tỷ phú đôla thế giới.

Trong khi đó, đại gia giàu nhất sàn chứng khoán Việt hiện nay là ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC (FLC), năm qua cũng đã kiếm thêm cho mình hơn 24.000 tỷ đồng từ số cổ phiếu đang sở hữu.

Hiện nay, gần 98% tài sản của ông Quyết đến từ 67,34% cổ phần sở hữu tại CTCP Xây dựng FLC Faros (ROS), đây cũng là động lực chính thổi khối tài sản của vị đại gia này lên hơn 57.000 tỷ đồng.

nhung dai gia nao kiem them ca nghin ty trong nam qua

Trong năm qua, Faros là mã cổ phiếu có đà tăng giảm "bất thường" nhất, khi sở hữu hàng chục phiên tăng giá liên tiếp. Hiện tại, tuy đã giảm giá so với mức đỉnh 214.000 đồng/cổ phiếu vào đầu tháng 11, nhưng so với cuối năm trước, thị giá của ROS vẫn tăng gần 57%.

Một đại gia khác cũng sở hữu khối tài sản tăng vọt gần 24.700 tỷ đồng trong năm qua chính là nữ tỷ phú đôla Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc CTCP Hàng không Vietjet (VJC).

Theo đó, cuối năm trước, chưa có bất kỳ thống kê nào về tài sản của nữ tỷ phú này, nhưng ngay khi hãng hàng không giá rẻ của bà niêm yết trên sàn chứng khoán, bà Thảo lập tức gia nhập nhóm 10 đại gia giàu nhất sàn chứng khoán Việt. Ngay sau đó, bà Thảo cũng lần đầu tiên có tên trong bảng xếp hạng tỷ phú đôla thế giới của Forbes.

Hiện tại, thông qua nắm giữ trực tiếp và các công ty do mình sở hữu, bà Thảo là cổ đông lớn nhất tại Vietjet Air. Ước tính khối tài sản chỉ từ cổ phiếu của bà lên tới gần 24.700 tỷ đồng, xấp xỉ 1,1 tỷ USD trong tổng số 2,2 tỷ USD tài sản ròng do Forbes thống kê.

Nhiều đại gia kiếm thêm hàng nghìn tỷ đồng

Thống kê tài sản của 10 người giàu nhất sàn chứng khoán năm 2016 chỉ có tài sản bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐQT CTCP Vĩnh Hoàn (VHC) giảm gần 600 tỷ so với cuối năm trước. Còn lại, tài sản các đại gia khác đều ghi nhận tăng mạnh hàng nghìn tỷ đồng.

Tàu sản ông chủ tập đoàn Hòa Phát, đại gia Trần Đình Long tăng gần 7.000 tỷ đồng, nâng tổng tài sản trên sàn chứng khoán của đại gia ngành thép này đạt gần 15.000 tỷ đồng. Ông Long hiện cũng là một trong 4 cái tên sở hữu lượng cổ phiếu giá trị trên 10.000 tỷ tại Việt Nam.

Không giống những đại gia xếp trên, tài sản ông Trần Đình Long tăng mạnh trong năm vừa qua không đến từ đà tăng của HPG mà đến từ những lần Hòa Phát chia cổ tức.

nhung dai gia nao kiem them ca nghin ty trong nam qua

Cuối năm trước, ông Long chỉ sở hữu 184,3 triệu cổ phiếu HPG, nhưng hiện nay con số này đã tăng lên 381,55 triệu đơn vị thông qua những lần hưởng cổ tức bằng cổ phiếu. Tuy nhiên, tỷ lệ sở hữu của đại gia này tại doanh nghiệp vẫn giữ nguyên. Vì vậy, thị giá HPG có giảm 5% so với cuối năm trước, nhưng khối tài sản của ông Long vẫn tăng mạnh thời gian qua.

Đà tăng giá của cổ phiếu VIC gần đây cũng giúp 2 nữ tướng tại Vingroup gia tăng khối tài sản hàng nghìn tỷ đồng trên sàn chứng khoán. Trong gần một năm qua, tài sản bà Phạm Thu Hương và bà Phạm Thúy Hằng (cùng là Phó chủ tịch tại Vingroup) đã tăng lần lượt hơn 4.800 tỷ và 3.200 tỷ đồng.

Trong khi đó, các đại gia khác như ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT Novaland (NVL), ghi nhận khối tài sản tăng thêm 1.500 tỷ đồng. Bà Vũ Thị Hiền (vợ ông Trần Đình Long) kiếm thêm hơn 2.000 tỷ đồng từ cổ phiếu HPG. Vợ ông Trịnh Văn Quyết là bà Lê Thị Ngọc Diệp cũng có khối tài sản đạt gần 4.000 tỷ đồng, tăng hơn 1.600 tỷ so với đầu năm.

Năm qua cũng đánh dấu sự quay trở lại của đại gia bất động sản Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc CTCP Phát triển BĐS Phát Đạt (PDR). Nhờ đà tăng gần 3 lần trong năm qua của cổ phiếu PDR, vị đại gia này quay trở lại top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán với khối tài sản hơn 4.800 tỷ đồng, tăng hơn 3.100 tỷ.

Ngoài tiền từ cổ phiếu, tài sản 2 tỷ phú đôla Việt còn đến từ đâu?

Ngoài khối tài sản hàng chục nghìn tỷ trên sàn chứng khoán, đóng góp vào tài sản ròng của 2 tỷ phú Việt còn là các công ty, bất động sản, cùng các khoản đầu tư lớn.

Tài sản 2 tỷ phú USD Việt Nam biến động ra sao trong một năm qua?

Ngay cả trên bảng xếp hạng tỷ phú thế giới của Forbes, tài sản 2 tỷ phú USD của Việt Nam cũng tăng nhanh chóng mặt hơn 2,8 tỷ USD chỉ trong chưa đầy 9 tháng.

nhung dai gia nao kiem them ca nghin ty trong nam qua Ngoài tiền từ cổ phiếu, tài sản 2 tỷ phú đôla Việt còn đến từ đâu?

Ngoài khối tài sản hàng chục nghìn tỷ trên sàn chứng khoán, đóng góp vào tài sản ròng của 2 tỷ phú Việt còn là ...

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.