Cách trồng cỏ lúa mì vừa đơn giản vừa nhanh thu hoạch ngay tại nhà |
Cỏ lúa mì có hàm lượng dinh dưỡng cao với nhiều đặc tính chữa bệnh và giải độc hiệu quả. (Ảnh: suckhoethoidai) |
Tiến Sĩ Ann Wigmore người sáng lập ra Viện y tế Hippocrates Health Institute – Hoa Kỳ, đã phát động phong trào sử dụng cỏ lúa mì trồng trong nhà và vắt lấy nước cốt để uống vào thập niên 1970. Từ đó đến nay rất nhiều công ty, tập đoàn gia dụng đã nghiên cứu chuyên sâu và sản xuất kinh doanh về công cụ gieo trồng, chế biến cỏ lúa mì làm nước ép, thực phẩm tại nhà.
Cỏ lúa mì (Wheatgrass) còn có tên gọi khác là tiểu mạch thảo, cỏ mạch. Cỏ lúa mì chính là thân và rễ cây lúa mì non từ 8 - 12 ngày tuổi. Trong cỏ lúa mì có chứa khoảng 13 vitamin, 10 khoáng chất, 17 axit amin và hơn một trăm enzyme có lợi cho sức khỏe con người.
Cách sử dụng cỏ lúa mì phổ biến hiện nay là dùng nước ép. (Ảnh: Coluami) |
Cỏ lúa mì có thể dễ dàng trồng và chăm sóc tại nhà. Hiện nay, nhiều người tự trồng cỏ lúa mì như một loại cây trang trí nhà hay không gian làm việc và có thể thu hoạch ngay khi cần. |
Những công dụng của cỏ lúa mì
Theo phân tích của PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội): mầm cỏ lúa mỳ hay còn gọi là mầm mạch nha có các enzym chuyển hóa tinh bột thành đường giúp thức ăn tiêu hóa dễ dàng. Rễ của mạch nha khi nảy mầm sinh ra chất alcaloid horderin - một amino phenol có tác dụng vào nhóm adrenalin kích thích hệ tuần hoàn ngoại vi do làm co thắt các mạch. Ngoài ra, nó cũng chứa nhiều các chất dinh dưỡng như: protid, lipid, vitamin B1 và E… |
Cỏ lúa mì có thể tiêu thụ ở dạng tự nhiên, ở dạng nước ép hoặc bột khô. (Ảnh: Coluami) |
Cỏ lúa mì dồi dào vitamin C, E, H và K - những chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn trong ruột, cải thiện khả năng miễn dịch và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Cách sử dụng cỏ lúa mì phổ biến hiện nay là dùng nước ép. Uống nước ép cỏ lúa mì mỗi ngày còn mang lại nhiều tác dụng tích cực đến sức khỏe như chống táo bón, làm sạch răng miệng, làm chậm quá trình lão hóa của tế bào, duy trì chức năng bình thường của các cơ quan nội tạng, ổn định huyết áp, trị tiểu đường, gout và giúp tim khỏe mạnh.
1. Tăng cường thể lực, cải thiện hệ miễn dịch
Nước ép cỏ lúa mì chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh như vitamin K, B, C và E nên có khả năng tiêu diệt, ức chế các phóng xạ tự do và thanh lọc cơ thể; giúp đào thải các chất độc như: nhôm, chì, thủy ngân và các kim loại nặng khác ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả.
Uống nước ép cỏ lúa mì hàng ngày còn tiêu diệt các carbon dioxide độc hại, thúc đẩy vòng tuần hoàn, thông thoáng thành mạch giúp máu lưu thông; cân bằng độ pH, ổn định huyết áp, chống viêm xoang...
Selenium và laetrile có trong cỏ lúa mì là hai chất chống lại ung thư. Chất diệp lục và selen cũng giúp xây dựng hệ miễn dịch. (Ảnh: Coluami) |
2. Tăng hồng cầu
Các phân tử diệp lục trong cỏ lúa mì tương tự như phân tử haemoglobin có trong máu. Vì thế, khi uống nước ép cỏ lúa mì, các phân tử diệp lục sẽ nhanh chóng hấp thu vào cơ thể và chuyển hóa thành tế bào haemoglobin, làm tăng lượng tế bào máu cũng như tăng cường khả năng vận chuyển oxy và các dưỡng chất khác đến các tế bào của cơ thể. Điều này rất có lợi cho bệnh nhân bị thiếu máu.
3. Giảm cân an toàn
Cỏ lúa mì được coi là một thực phẩm bổ sung tuyệt vời trong quá trình giảm cân, rất giàu chất dinh dưỡng, ít calo và không có chất béo. Ngoài ra, cỏ lúa mì còn giúp kích thích tuyến giáp và chống lại cảm giác thèm ăn của bạn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng Mỹ, những người bị béo phì có thể giảm cân hiệu quả bằng cách uống nước ép cỏ lúa mì mỗi ngày. Đó là vì trong cỏ lúa mì chứa nhiều chất xơ và enzyme lipase đóng vai trò chủ đạo trong việc phá vỡ các chất béo.
4. Giảm căng thẳng thần kinh
Theo nhiều nghiên cứu thì căng thẳng, cảm xúc của sự tiêu cực và thực phẩm thức ăn sẽ tạo thành acid, đó là một phần của kết quả cuộc sống hàng ngày để tích lũy acid trong cơ thể. Tính acid có thể vô hiệu hóa bởi bicarbonates, diệp lục tố (trong cỏ lúa mì có rất nhiều) và khoáng chất kiềm chủ yếu được tìm thấy trong trái cây và rau quả. Chính vì vậy, một ly sinh tố hoặc nước ép từ cỏ lúa mì là một lựa chọn thực sự hữu ích.
5. Điều trị tiểu đường
Sử dụng nước ép cỏ lúa mì trước mỗi bữa ăn, chất xơ sẽ kiểm soát sự hấp thụ đường và cholesterol từ thực phẩm. Điều này giúp ngăn chặn sự gia tăng đường huyết đột ngột của bệnh nhân đái tháo đường sau mỗi bữa ăn.
Lượng magiê cao chlorophyll (diệp lục) đã cải thiện độ nhạy insulin, đóng một vai trò khá quan trọng trong việc trì hoãn sự công kích của bệnh tiểu đường ở giai đoạn 2 và đặc biệt tránh được các biến chứng của tiểu đường như các bệnh tim mạch, bệnh lý võng mạc, bàn chân và bệnh thận…
Một số lưu ý khi dùng nước ép Cỏ lúa mì
- Nên uống từ từ, việc nhấm nháp từng ngụm từng ngụm nhỏ sẽ giúp làm sạch răng miệng, loại bỏ mùi hôi, nướu chắc khỏe, ngừa sâu răng. - Nên uống khi bụng đói, trước hoặc sau khi ăn ít nhất nửa tiếng để có kết quả tốt nhất. Còn nếu muốn giảm cân thì nên uống trước khi ăn. Cũng giống các loại nước ép khác, nước ép cỏ lúa mì sẽ bị oxy hóa và mất chất rất nhanh, kể cả bảo quản ngăn đông. Vì vậy sau khi ép nên uống càng sớm càng tốt. - Phần bã sau khi ép có thể tận dụng để đắp mặt, làm đẹp da, trị mụn, giảm thâm nám... |