Những điều cha mẹ cần phải biết khi có con vào lớp 1

Nhiều bậc phụ huynh có con vào lớp 1 cảm thấy "rối như tơ vò" khi không biết sách vở, bút thước chuẩn bị cho con thế nào và đặc biệt có nên dạy trước cho con để theo kịp các bạn hay không?

Các thông tư, nghị định liên quan đến giáo dục tiểu học

Thông tin trên báo Khám Phá, tiến sĩ Vũ Thu Hương, giảng viên khoa Tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội chia sẻ, mỗi khi tư vấn là đừng dạy trước cho con, hãy để con được vào học những bài học đầu tiên tại trường, các cha mẹ thường đặt ra những câu hỏi như: Nếu con không theo kịp, con thiếu tự tin thì sao? Cả lớp học trước rồi, con sẽ bị đúp thì sao? Cô cứ dạy trước không quan tâm thì sao con hiểu bài, không học trước con đuối thì sao?...

Theo Tiến sĩ Thu Hương, nếu các cha mẹ hiểu biết hơn, cha mẹ sẽ biết phải làm gì giúp con và chắc chắn sẽ không có những câu hỏi như thế.

Trong thời điểm có nhiều thay đổi hiện giờ, có nhiều điều mới mà cha mẹ không biết. Một số giáo viên lười biếng hoặc ham kiếm tiền bằng dạy thêm sẽ dựa vào đó để gây sức ép cho phụ huynh, dồn công việc cho các phụ huynh để mình nhàn hạ hoặc có cơ hội dạy thêm.

Ví như, nếu cha mẹ biết chắc chắn là Bộ Giáo dục cấm ra bài tập về nhà thì chắc chắn sẽ biết cách nói chuyện với cô khi cô bắt con làm bài tập quá nhiều. Vì vậy, các phụ huynh hãy bỏ thời gian ra tìm hiểu các thông tư nghị định để giắt lưng. Giáo viên cũng thích làm việc với người hiểu biết. Chỉ cần trong khi chuyện trò, các giáo viên sẽ biết ngay phụ huynh nào thế nào và họ càng dễ hợp tác với các cha mẹ.

Sơ bộ chương trình và mục tiêu cả năm

Nếu các cha mẹ biết, lớp 1 bắt đầu học từ chữ cái đầu tiên và yêu cầu các con chỉ tàm tạm đọc viết, làm toán cộng trừ không nhớ trong phạm vi 100, các cha mẹ sẽ không sốt ruột lắm mà mặc kệ cho con tự chiến đấu. Các cha mẹ sẽ ko mệt mỏi phải ép con hay thuê gia sư hoặc cho con đi học thêm nữa. Đảm bảo khi đó con sẽ thấy dễ thở hơn và thích học hơn nhiều.

tin nhap 20160826071354
Theo Tiến sĩ Thu Hương, nếu các cha mẹ hiểu biết hơn, cha mẹ sẽ biết phải làm gì giúp con khi bé vào lớp 1. (Ảnh minh họa).

Cách bố trí bài học

Nếu các cha mẹ biết, các bài học ở tiểu học giống hệt nhau về cả thời gian trong mọi lớp học trên cả nước, các cha mẹ sẽ không khó khăn gì đoán được con đang học đến đâu.

Ví dụ: sau mùng 5/9 là tuần lễ đầu tiên, trên cả nước sẽ bắt đầu vào bài học đánh vần đầu tiên với chữ cái E. Như vậy, con học trước chẳng có giá trị gì vì cô giáo bắt buộc phải dạy từ đầu dù muốn hay không. Chỉ có điều, cả lớp học trước rồi thì cô sẽ nhàn hạ, có thể giao bài tập cho các con rồi ngồi chơi. Khi có cháu nào chưa học, cô sẽ phải dạy cháu đó, còn các cháu khác làm bài tập. Nếu con học trước rồi, con sẽ có lý do để chán học, bực bội, phá phách vì tâm lý trẻ nào cũng thích sự mới mẻ. Lúc đó, đến trường không phải là niềm vui mà là sự khó chịu. Hậu quả đó con và bố mẹ sẽ phải gánh thôi.

Bọn trẻ vào lớp 1 mới học "lớn hơn" và "nhỏ hơn"

Vì thế, nếu điểm kém, trẻ cũng chưa hiểu như vậy là kém. Thậm chí lời chê bai đôi khi trẻ cũng không hiểu rõ. Lúc này thái độ của cha mẹ quyết định cảm xúc và sự tự tin của con. Nếu cha mẹ coi những điểm kém ấy cũng bình thường thì con cũng thấy thường thôi và vui vẻ đi học tiếp. Nếu cha mẹ hốt hoảng hoặc bực bội, mắng mỏ, con sẽ stress và dần dần thiếu tự tin.

Giáo dục Việt Nam theo vòng xoáy trôn ốc

Vì thế, cái học hôm nay sẽ được nhắc lại vào lúc khác đặc biệt là tiểu học. Thậm chí có bài học được nhắc đến hàng năm sau. Ví dụ: các con học đọc, viết, tính toán không phải 1 năm mà cả 12 năm. Giờ con chưa đọc thông viết thạo thì sau này sẽ đọc như chớp ngay. Tính toán cũng thế, con chưa thạo bây giờ nhưng 3 năm nữa sẽ làm nhoay nhoáy. Và các cô dư biết rằng, trừ 1 vài trường hợp thần đồng hiếm gặp, bọn trẻ (cũng như người lớn), không bao giờ thành thạo ngay lần đầu tiên. Vì thế, nếu con ấp úng khi làm bài hoặc giải sai be bét cũng là bình thường, thầy cô cứ dạy dần dần là giỏi hết.

Giáo dục tiểu học là phổ cập.

Các bạn nhỏ dân tộc cũng học chương trình này mặc dù còn chưa nói được tiếng Kinh. Vì thế, chương trình chẳng nặng nhọc gì cả, các con cứ học dần, ngấm dần là tốt hết.

Những việc cha mẹ không thể bỏ quên khi chuẩn bị cho con vào lớp 1

Con cần chuẩn bị tâm lý đi học hơn là việc học trước rất nhiều

Theo báo Gia đình & Pháo luật, tâm lý ổn cộng với niềm hào hứng đến trường sẽ giúp con vượt qua mọi khó khăn và dần dần xây dựng bản lĩnh cho mình. Đừng trợ giúp con bằng học trước, gia sư hay học thêm, điều đó chỉ làm con kém cỏi đi, mềm yếu hơn và kém bản lĩnh hơn.

Cha mẹ nào cũng thương và lo lắng cho con. Nhưng thương thì thương đúng cách, đừng làm con khổ sở vì cha mẹ thương nhầm. Tự trang bị kiến thức cho bản thân, các cha mẹ sẽ biết cách giúp con tốt nhất trong năm học quan trọng đầu tiên này.

Dạy con cách ngồi học đúng tư thế

Ngồi học đúng tư thế không chỉ giúp cho các bé học hiệu quả hơn mà còn giữ gìn đôi mắt. Bố mẹ có thể treo một bảng dạy tư thế ngồi đúng, tư thế cầm bút trước bàn học của con và kiên trì rèn theo tấm bảng đó. Cha mẹ có thể thị phạm cho con và thường xuyên theo dõi, nhắc nhở để trẻ có thói quen cứ ngồi vào bàn học là ngồi đúng tư thế.

tin nhap 20160826071354
Khi đến trường, để trẻ hòa nhập tốt, trẻ phải có các kĩ năng giao tiếp như cách nói lời cảm ơn, xin lỗi, cách giới thiệu bản thân, cách bày tỏ những ý kiến của mình…

Dạy trẻ kĩ năng giao tiếp

Khi đến trường, để trẻ hòa nhập tốt, trẻ phải có các kĩ năng giao tiếp như cách nói lời cảm ơn, xin lỗi, cách giới thiệu bản thân, cách bày tỏ những ý kiến của mình… Tất cả những điều này phải làm thường xuyên theo từng ngày và thực hành ngay để dễ ghi nhớ.

Những kỹ năng như lắng nghe khi người khác nói, trả lời khi được hỏi, đặt câu hỏi cho thầy cô, bạn bè khi thắc mắc, phát âm to rõ cũng rất quan trọng. Đương nhiên, những điều này cũng được rèn ở mẫu giáo nhưng nhiều trẻ vẫn rất hạn chế, nhút nhát. Trước khi vào lớp 1, phụ huynh có thể đưa trẻ tham gia các hoạt động xã hội, giao lưu với nhiều người hơn.

Dạy trẻ khả năng tập trung

Chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang học tập nên để có thể ngồi tập trung trong suốt cả thời gian một tiết học thật khó khăn đối với các bé. Phụ huynh có thể giúp con luyện tập sự tập trung, ban đầu là dưới dạng trò chơi.

Khi Nam đã có thói quen ngồi tập trung, hãy rèn cho trẻ sự tự giác trong việc tập trung học. Phụ huynh có thể theo dõi hiệu quả học của con, đặt ra các mốc thời gian để trẻ hoàn thành công việc hiệu quả và nhanh chóng, hoặc dạy trẻ tập trung khi thực hiện những công việc khác, ngoài việc học.

Tạo cho trẻ thói quen tự lập, khuyến khích trẻ tự học

Phụ huynh cũng cần tạo cho trẻ thói quen tự lập bằng cách khuyến khích trẻ thực hiện trọn vẹn vài việc nhà đơn giản, tự tạo thời gian biểu học tập, vui chơi và nghiêm túc thực hiện thời gian biểu ấy.

Mỗi buổi tối, cha mẹ cần dành thời gian hướng dẫn trẻ cách sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập cho buổi học ngày mai, hướng dẫn trẻ cách học ở nhà để từng bước xây dựng thói quen học tập tự giác, đặc biệt là biết cách tự học.

Phụ huynh phải dành thời gian để rèn luyện thật thành thạo cho con các kĩ năng như: tự thay quần áo (trong trường hợp trẻ học cả ngày với nhiều hoạt động khác nhau cần thay đổi trang phục), sắp xếp sách vở, dụng cụ học tập ngay ngắn vào cặp, tự đi vệ sinh, tự xúc ăn… Những kỹ năng này đã được hình thành ở trường mẫu giáo nhưng khi thay đổi môi trường sang bậc tiểu học, trẻ vẫn có thể bỡ ngỡ khi làm quen bước đầu với sự tự lập này.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.