Vào ngày Thần Tài, chúng ta nên làm gì để cả năm được may mắn, sung túc và đón nhiều tài lộc?
Trước khi thực hiện lễ cúng vía Thần Tài, bạn nên lau rửa bàn thờ cũng như các tượng thờ một cách sạch sẽ. Điều này thể hiện sự tôn trọng và thành kính của gia chủ đối với các vị thần. Vào ngày thường, bạn có thể dùng nước sạch để lau rửa tượng Thần Tài và Thổ Địa. Còn với những ngày lễ quan trọng thì nhiều người lại dùng nước hoa bưởi hoặc gừng tươi để làm sạch tượng một cách kỹ càng hơn.
Có hai hướng đặt bàn thờ Thần Tài, một là chọn theo hướng tốt của gia chủ, hai là chọn hướng theo cung Thiên Lộc và Quý Nhân để rước tài lộc về nhà.
Theo quan niệm dân gian, bàn thờ luôn đặt chính giữa và trông thẳng ra cửa chính của ngôi nhà, vì cửa chính là “cửa ra vào” của Thần Tài nên đặt thẳng sẽ giúp mang lại tài lộc và may mắn cho gia chủ trong công việc kinh doanh cũng như bình an trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, các tượng ông Thần Tài và Thổ Địa cũng nên đặt đúng vì điều này có thể quyết định đến vận may và tài lộc của mỗi người. Cụ thể, theo hướng từ bàn thờ nhìn ra, vị trí đặt tượng ông Thần Tài chính xác nhất là nằm ở bên phải, còn phía bên trái sẽ là Thổ Địa.
Ở giữa tượng hai ông sẽ có một hũ gạo, hũ muối và hũ nước đầy. Còn giữa bàn thờ là bát nhang, trong khi hai bên bày biện 2 cây đèn nhỏ, 1 khay nước chứa 3 cốc và 2 chén rượu. Bên trái phía ngoài cùng bàn thờ sẽ đặt lọ hoa, còn bên phải là mâm ngũ quả. Phía ngoài cùng thì để một cái bát nhỏ hoặc đĩa sứ.
Bên trên bàn thờ, gia chủ có thể đặt thêm tượng Phật Di Lặc bởi theo quan niệm xa xưa, Di Lặc Phật Vương sẽ giúp quản lý và ngăn chặn được những việc làm sai trái của các vị thần.
Trong mâm cúng Thần Tài ngoài món thịt quay quen thuộc còn có thêm mâm cỗ “Tam sên” gồm miếng thịt heo, trứng và tôm luộc vì dân gian tương truyền rằng đây đều là những món mà Thần Tài thích ăn nhất khi lưu lạc dưới trần gian.
Bên cạnh đó, ngày lễ cúng Thần Tài cũng không thể thiếu hoa (hoa cúc, hoa đồng tiền,...) và mâm ngũ quả. Lưu ý, bạn nên chọn những loại trái cây có tên với màu sắc mang ý nghĩa may mắn (chẳng hạn như táo, cam, lê, chuối…), còn hoa dùng làm lễ phải là hoa thật, có nụ và tỏa hương thơm.
Ngay từ sáng sớm ngày mùng 10 tháng Giêng, gia chủ nên mở tất cả các cửa trong nhà, từ cửa chính đến cửa sổ đối diện với hướng Tây, với mục đích là đón tài lộc về với gia đình.
Trong ngày này, người làm lễ, gia chủ và các thành viên trong gia đình nên ăn mặc chỉnh tề, trang phục gọn gàng, sạch sẽ nhằm thể hiện sự thành kính trước các vị thần.
Ngoài việc cúng bái sao cho đúng, chúng ta cũng phải lưu ý đến những điều không nên làm trong ngày vía Thần Tài.
Trong ngày mùng 10 tháng Giêng, nhiều gia đình cũng thường chủ quan mà quên “tắm rửa” cho tượng Thần Tài, Thổ Địa. Đây được xem như là điều cấm kỵ trong ngày vía Thần Tài.
Theo đó, tượng các thần phải được làm sạch, tẩy uế bằng nước hoa bưởi hoặc nước gừng, sau khi tắm rửa và lau khô thì mới được thực hiện nghi lễ cúng. Lưu ý, nên dành một chiếc khăn riêng để lau rửa tượng Thần Tài và Thổ Địa, đồng thời không để tượng còn ướt khi làm lễ cúng bái.
Ngoài ra, bàn thờ và các lễ vật cúng cũng nên lau dọn sạch sẽ, tránh để nhiễm bụi bẩn.
Bàn thờ cúng Thần Tài, Thổ Địa phải đặt ở nơi sạch sẽ, kiêng kỵ đặt gần những vị trí ô uế như nhà vệ sinh, nhà bếp, nhà tắm, nơi phơi đồ hay lối đi lại ồn ào. Ngoài ra, bạn cũng không nên đặt bàn thờ nhìn ra hướng quỷ là Đông Bắc hoặc Tây Nam.
Trên bàn thờ, các vật thờ cúng tuyệt đối không được để lung tung. Việc sắp xếp các lễ vật cần phải tuân theo quy tắc chứ không được bày biện một cách tùy tiện.
Trong đó, tượng ông Thần Tài đặt ở bên trái, còn bên phải là tượng ông Thổ Địa, chính giữa để bát nhang. Ở giữa tượng hai ông sẽ có hũ gạo, muối, nước cùng với mâm hoa quả bên trái và bình hoa bên phải.
Đối với hoa cúng Thần Tài, không nên dùng hoa giả, bắt buộc phải là hoa tươi, có nụ và hương thơm. Trái cây cúng cũng không nên dùng trái cây nhựa, không ăn được mà nên cúng bằng quả tươi ngon như táo, lê, chuối, cam, quýt...
Không riêng ngày Thần Tài, vào các ngày lễ lớn, việc mặc quần áo hở hang, luộm thuộm khi cúng bái cũng được xem là điều cấm kỵ, cần tránh. Vì nhiều người quan niệm việc ăn mặc như vậy là thiếu tôn trọng đến các vị thần linh.
Khi tiến hành làm lễ cúng vía Thần Tài, bạn nên ăn mặc nghiêm trang, gọn gàng chứ không nhất thiết phải là đồ đẹp, mắc tiền. Điều quan trọng nhất đó là luôn giữ được sự thành tâm và thái độ nghiêm túc.
Không nên sử dụng đèn nháy, đèn nhiều màu trang trí trên bàn thờ Thần Tài mà nên dùng đèn dầu hoặc nến. Điều kiêng kỵ này bắt nguồn từ quan niệm tâm linh của dân gian, về lâu về dài trở thành thông lệ trong ngày vía Thần Tài.
Bạn cũng không nên nói tục, chửi bậy hay tranh cãi, to tiếng với người khác trong ngày vía Thần Tài. Theo dân gian quan niệm, Thần Tài là vị thần trên trời, chuyên quản Tài - Phúc - Phú - Quý, mang lại tài lộc, sung túc và sự may mắn đến với tất cả mọi người. Cho nên, để hút tài lộc, may mắn trong ngày Thần Tài ngoài sắm sửa lễ vật hay dọn dẹp nhà cửa, mọi người nên cố gắng giữ không khí hòa thuận, vui vẻ, không nên nặng lời hay lớn tiếng với nhau.
Nhiều gia đình thường có thói quen sau khi cúng sẽ chia lộc, tán lộc cho người khác trong ngày vía Thần Tài. Tuy nhiên, đây lại là một trong những điều “đại kỵ”. Bởi dân gian cho rằng, nếu chia lộc cho người ngoài mà không phải người thân trong gia đình thì lộc sẽ tiêu tán, ra hết bên ngoài.