Những doanh nghiệp nào trả cổ tức cao ngất ngưởng năm 2020?

Tuy năm 2020 trải qua nhiều khó khăn và thách thức do ảnh hưởng của dịch Covid-19, song một số doanh nghiệp vẫn quyết định chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ trên mệnh giá rất cao, cá biệt có doanh nghiệp chi trả với tỷ lệ hơn 500%.

Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, năm 2020 có hơn 101.700 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 13,9% so với năm trước do những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Còn theo ước tính của các nhà phân tích Công ty Chứng khoán SSI (SSI Research) lợi nhuận của các công ty niêm yết đã giảm đến 17% trong năm nay. Đơn vị nghiên cứu thị trường FiinGroup cũng dự báo lợi nhuận sau thuế của 742 doanh nghiệp phi tài chính dự kiến giảm đến 21,5% trong năm 2020. 

Song, nhiều doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn này vẫn quyết định chia cổ tức, thậm chí chia cổ tức với tỷ lệ dựa trên mệnh giá rất cao.

Doanh nghiệp nào trả cổ tức cao nhất năm COVID-19? - Ảnh 1.

Top các doanh nghiệp được chia cổ tức bằng tiền mặt cao trong năm 2020. (Nguồn: Minh Hằng tổng hợp).

Theo tìm hiểu, có thể nói CTCP Bến xe Miền Tây (Mã: WCS) là doanh nghiệp trả cổ tức tiền mặt cao nhất trong năm 2020 khi tổng tỷ lệ cho cả hai đợt chi trả là 516% (mỗi cổ phiếu nhận được 51.600 đồng). Tỷ lệ chia này được lấy từ khoản kinh doanh có lãi của công ty từ năm 2019.

WCS chia cổ tức tỷ lệ cao cũng không quá xa lạ gì với nhà đầu tư khi năm 2019, công ty đã thanh toán cổ tức  cho năm 2018 với tổng tỷ lệ 400% tiền mặt (mỗi cổ phiếu nhận được 40.000 đồng).

Dù vậy, có thể thấy tỷ lệ chia cổ tức cao của WCS là do quy mô vốn điều lệ thấp, tương ứng lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty khá ít ỏi, chỉ 2,5 triệu đơn vị. 

Doanh nghiệp nào trả cổ tức cao nhất năm COVID-19? - Ảnh 1.

Kết quả kinh doanh của Bến xe Miền Tây qua các năm. (Nguồn: Tổng hợp từ BCTC).

Một công ty khác cũng nằm top các doanh nghiệp trả cổ tức cao ngất ngưỡng trong năm COVID-19 là CTCP Thương mại Bia Sài Gòn Sông Tiền (Mã: SST).

Chịu liên tiếp thế gọng kìm là Nghị định 100 của Chính Phủ về việc không được uống rượu bia khi lái xe cùng với hạn chế tụ tập đông người đã phần nào tác động đến kết quả kinh doanh cũng như nguồn vốn của SST trong năm 2020.

Tuy nhiên, doanh nghiệp ngành rượu bia này đã chi 139 tỷ đồng để trả cổ tức với tỷ lệ 346,7% (mỗi cổ phiếu được nhận 34.670 đồng) cho năm 2019. Đây cũng là tỷ lệ cao nhất trong 4 năm qua.

Doanh nghiệp nào trả cổ tức cao nhất năm COVID-19? - Ảnh 2.

Nguồn: Bản công bố thông tin của SST.

Doanh nghiệp nào trả cổ tức cao nhất năm COVID-19? - Ảnh 3.

Kết quả kinh doanh năm 2019 của CTCP Thương mại Bia Sài Gòn Sông Tiền. (Nguồn: Báo cáo thường niên của SST).

Nổi bật trong mảng khu công nghiệp được chia cổ tức bằng tiền mặt cao là cổ phiếu NTC của CTCP Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên.

Năm 2020, công ty đã chi tổng tỷ lệ 110% tiền mặt. Ngoài ra, Nam Tân Uyên còn trả cổ phiếu thưởng tỷ lệ 2 : 1 (người sở hữu hai cổ phiếu sẽ được nhận một cổ phiếu mới).

Giá cổ phiếu NTC cũng đã tăng vọt sau khi có tin chia cổ tức, từ mức 160.000 đồng/cp đầu tháng 11 lên 286.600 đồng/cp chốt phiên ngày 31/12.

Tuy nhiên, so với giá cổ phiếu NTC chốt phiên ngày 31/12, tổng tỷ lệ chia cổ tức bằng tiền trên cũng chỉ mới bằng khoảng 4% thị giá, tương ứng với lợi tức 4%.

Doanh nghiệp nào trả cổ tức cao nhất năm COVID-19? - Ảnh 5.

Kết quả kinh doanh của Nam Tân Uyên năm 2016 - 2020. (Nguồn: BCTC).

Vinacafe Biên Hòa (Mã: VCF) trong năm 2020 cũng chịu chi cổ tức bằng tiền tỷ lệ đến 250%. 

Năm 2020 VinaCafe Biên Hòa đặt mục tiêu doanh thu đạt từ 3.150 đến 3.300 tỷ đồng. Kế hoạch lợi nhuận sau thuế dự kiến từ 725 đến 780 tỷ đồng. 9 tháng đầu năm, công ty mới đạt 59% và 60% chỉ tiêu doanh thu và lãi sau thuế.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, CTCP Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài (Mã: NCT), một doanh nghiệp mảng dịch vụ hàng không trong năm nay cũng chịu chi đậm cho việc trả cổ tức bằng tiền mặt. Công ty đã chia tổng cộng 115%, trong đó là 85% cổ tức chi trả của năm 2019.

chọn
Chủ dự án Vinhomes Global Gate nhận hơn 51.000 tỷ tiền người mua trả trước trong quý IV
Tại ngày 31/12/2024, khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn của VEFAC chiếm 63.261 tỷ đồng, tăng hơn 51.000 tỷ so với ngày 30/9/2024. VEFAC hiện đang hợp tác cùng Vinhomes để thực hiện dự án Vinhomes Global Gate tại Đông Anh.