Thầy cô giáo - người truyền cảm hứng yêu thương năm 2017 | |
Những quy định cấm khiến giáo viên... phát khóc! |
Nhiều thế hệ học trò khóc òa trong đám tang thầy Văn Như Cương
Theo nguyện vọng cuối cùng của thầy văn Như Cương muốn thăm học sinh lần cuối cùng, hàng nghìn học sinh đã xếp hàng dài đón linh cữu thầy qua trường. Rất nhiều học sinh, cựu học sinh, phụ huynh và những người mến mộ thầy Văn Như Cương đã không cầm được nước mắt khi lần cuối cùng được nhìn thấy người thầy đáng kính.
Thầy giáo vá quần áo cho học trò
Thương cậu học trò nghèo mặc bộ quần áo đã sờn vải, rách nhiều chỗ, thầy giáo Lô Văn Thanh, giáo viên điểm trường Huồi Máy, Trường tiểu học Cắm Muộn 2, huyện Quế Phong (Nghệ An) mang kim chỉ vá lại cho trò.
"Thầy Thanh bảo em cởi áo để thầy vá cho. Cả bộ quần áo bị rách gần hết nên thầy Thanh tỉ mẩn từng đường kim mũi chỉ để vá áo quần cho Châu" - thầy giáo Lô Văn Tường, người chụp ảnh thầy Thanh vá quần áo cho học trò kể. Sau 30 phút, bộ quần áo của Châu được vá trông lành lặn hơn.
Việc tắm, giặt quần áo, cắt tóc,... cho các em học sinh là công việc thường xuyên của thầy giáo Lô Văn Thanh và Lô Văn Tường. |
"Có gì to tát đâu, học trò cũng giống như con mình vậy. Chúng tôi đều có kim chỉ sẵn. Tuy đường may không được khéo léo nhưng tôi thấy thương học trò phải mặc quần áo rách thì tôi vá lại cho trò. Hơn hết để các em cũng biết được mình có tình cảm gần gũi như chính cha mẹ các em" - thầy Thanh nói.
Người thầy vào rẫy "lấy" học sinh về
Ngày 1/3, thầy giáo Ninh Văn Dậu (trường THPT Đinh Tiên Hoàng, huyện Krông Pa, Gia Lai) đã chia sẻ những dòng tâm sự buồn trên trang facebook cá nhân của mình sau khi nhiều lần vào tận rẫy để thuyết phục học trò của mình – em Ksor Gôl đến trường nhưng vẫn không được.
Trong dòng tâm sự buồn Dậu có đoạn:
“Thầy và cả lớp vẫn đợi em. Nếu em vẫn chưa chịu vượt rẫy vượt rừng để trở về với trường với lớp, nhất định thầy sẽ vào rẫy “lấy” em về!”
Thầy Ninh Văn Dậu vào tận rẫy và đã "lấy" được học trò của mình về. |
Sau 10 lần vượt đèo núi đến nhà, lên rẫy thuyết phục, chiều ngày 8/3 thầy giáo Dậu đã chạy xe máy vượt 20km đường đèo dốc vào rẫy đón Gôl trở lại trường.
Thầy Ninh Văn Dậu nhiều lần vào rẫy sắn của gia đình Ksor Gôl để thuyết phục em quay trở lại trường. |
Cô giáo gồng mình cõng bàn ghế 15 km đường núi cho học sinh
Trong hình là các giáo viên của trường Tiểu học Hồng Thu, huyện Sin Hồ, tỉnh Lai Châu đã đi bộ qua 15 km đường rừng trơn trượt trong thời tiết xấu, gồng mình cõng trên lưng những chiếc ghế và bàn gỗ to nặng từ trường trung tâm về trường xã cho các em học sinh kịp đón khai giảng cùng các bạn dưới miền xuôi.
Cô giáo Phạm Thị Lục, đã có 14 năm mang tình yêu của mình thắp sáng nơi đây kể lại: “Năm nay, có ít học sinh trong điểm lẻ bản Pa Cha Ô quá nên nhà trường quyết định dồn lớp ra điểm bản trung tâm. Sáng hôm qua, trường chúng tôi có huy động cả đoàn đến gần 40 giáo viên cùng nhau vận chuyển các bộ bàn ghế của học sinh từ điểm lẻ ra trung tâm xã”.
Tuy nhiên, cô Lục chỉ khiêm tốn nói: “Thật ra, đây chỉ là một việc làm bình thường của những thầy cô giáo vùng cao mà thôi chứ không phải là việc gì quá to tát. Tuy có vất vả nhưng nghĩ tới cảnh các em học sinh có được những bộ bàn ghế lành lặn để học, trong lòng chúng tôi cũng thấy vui rồi”.
Hàng trăm học sinh bật khóc, lưu luyến khi chia tay thầy hiệu trưởng
Mới đây các học sinh Trường THPT Hoa Lư A (Ninh Bình) đã có một buổi lễ chia tay dành cho thầy hiệu trưởng Nguyễn Trọng Khánh khi thầy được điều chuyển đến công tác ở một nơi khác.
Rất nhiều tình cảm đã được các em học sinh thể hiện với người thầy của mình ngay đầu buổi lễ qua các biểu ngữ, băng rôn giăng kín sân trường.
“Chúng em yêu thầy”, “Cảm ơn thầy vì tất cả”,… là những lời nhắn gửi đầy tình cảm thân thương mà học sinh đã viết lên để dành tặng thầy hiệu trưởng.
Thầy Khánh đến nay đã công tác tại trường THPT Hoa Lư A được gần 10 năm. Vị hiệu trưởng chia sẻ, sự tin tưởng chia sẻ, ủng hộ, cổ vũ đồng hành của các học sinh chính là động lực để thầy công tác tốt trong gần 10 năm qua tại trường. Nhận được sự điều động, thầy sẽ về làm Hiệu trưởng tại Trường THPT Gia Viễn B.
44 thầy giáo - 44 người cha của những học trò ngôi trường "6 không"
Ngôi trường Tiểu học Tri Lễ 4, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An "6 không" - không điện, không sóng điện thoại - không nước sạch - không công trình phụ - không trạm y tế - không nhà công vụ - không đường ô tô.
Điều kiện quá khó khăn là nguyên nhân khiến ngôi trường này từ khi thành lập không hề có bóng dáng của các cô giáo. 44 thầy giáo vẫn ngày đêm miệt mài cắm bản, vượt khó, chăm sóc tỉ mỉ và gieo chữ cho học sinh ở tất cả 6 điểm trường với 29 lớp học.
Mọi sinh hoạt của các thầy giáo nơi đây đều trên một dòng suối. |
Thầy hiệu trưởng nuôi dạy cậu học trò tý hon nhất Việt Nam
Người thầy "cổ tích" Đặng Văn Cương, hiệu trưởng trường Tiểu học Dân tộc bán trú Sơn Ba, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi đã không quản khó khăn, vất vả tìm mọi cách để đưa cậu học trò tý hon Đinh Văn K’Rể - 9 tuổi nhưng chỉ cao 56 cm, nặng chưa tới 4 kg tới trường.
Từ ngày K’Rể ra lớp, mọi sinh hoạt của em từ ăn, uống, tắm, đi vệ sinh... đều do thầy giáo Cương phụ trách. Tất cả quần áo, giày dép và đồ dùng của K’Rể thầy giáo tự làm hoặc đặt riêng để phù hợp với vóc dáng tý hon của em.
Thầy hiệu trưởng Đặng Văn Cương giúp K’Rể chơi đùa cùng với các bạn trong lớp. |
Thầy Đặng Văn Cương làm đồ chơi cho K’Rể |
Học sinh tặng cô giáo hoa rừng trong ngày 20/11
Không có điều kiện mua những loài hoa đắt tiền như ở thành phố, học sinh vùng cao chọn hoa dã quỳ, hoa cải, hoa ngũ sắc để thể hiện tình cảm với thầy cô của mình trong ngày 20/11.
Học sinh lớp 2 trường PT Dân tộc bán trú tiểu học và THCS Túc Đán, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái hái hao dã quỳ tặng cô giáo trong ngày 20/11. |
Sự háo hức của những cô cậu học trò khi chờ đợi để tặng hoa cô giáo của mình |
Hàng trăm giáo viên xếp hàng hiến máu cứu học sinh
Sáng ngày 21/2, em Nguyễn Công Minh, học sinh lớp 6A5, trường THCS Trần Quốc Toản (Quảng Ninh) khi nô đùa đã trèo lên lan can rồi bị ngã xuống đất.
Do mất quá nhiều máu, qua xét nghiệm xác định em thuộc nhóm máu hiếm AB. Để có máu với hy vọng cứu học sinh, Ban Giám hiệu đã ngay lập tức huy động toàn bộ giáo viên trong trường, phụ huynh học sinh đến để thử máu.
Giáo viên, học sinh, phụ huynh xếp hàng dài chờ thử máu để hiến máu cứu học sinh Nguyễn Công Minh |
Có khoảng 200 người xét nghiệm nhưng chỉ có 11 người cùng nhóm máu AB, cuối cùng chỉ 8 người đủ tiêu chuẩn để truyền máu cho Minh. Do quá nguy kịch, cuối ngày 21/2, Nguyễn Công Minh đã qua đời.
Tuy không thể cứu được em, nhưng hành động cao đẹp của giáo viên trường THCS Trần Quốc Toản và các trường học trên địa bàn TP.Hạ Long khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Những quy định cấm khiến giáo viên... phát khóc!
Bất chấp sự phản đối của số đông giáo viên, những quy định này vẫn được ban hành và áp dụng, khiến nhiều giáo viên ... |