Một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh nhân sốt xuất huyết là giảm số lượng tiểu cầu trong máu. Có khoảng 65% số người mắc bệnh sốt xuất huyết thường bị tiểu cầu thấp. Số tiểu cầu thấp có thể gây nguy cơ chảy máu. Các triệu chứng có thể là chảy máu mũi, đau đầu nghiêm trọng, chảy máu từ trực tràng và có máu trong phân, một số phụ nữ bị băng huyết.
Dưới đây là một số loại quả bác sĩ khuyên dùng có tác dụng tăng lượng tiểu cầu:
1. Lựu, nho đen, chanh
(Ảnh: healthplus) |
Quả lựu có nhiều flavonoid polyphenolic, một chất tổng hợp khá mạnh với một loạt các hoạt động kháng khuẩn. Lựu cũng giàu vitamin C, do đó có thể giúp chống lại các tác nhân gây bệnh, tăng cường miễn dịch đồng thời giúp tăng số lượng tiểu cầu thấp ở những người mắc sốt xuất huyết. Lựu và nho đen được cho là có hàm lượng chất chống oxy hoá mạnh có thể làm tăng tiểu cầu và tăng cường hệ miễn dịch.
- Lựu + nước chanh: Lấy một ly nước ép lựu hòa với 2 muỗng canh nước chanh. Mỗi ngày, cứ cách 2 tiếng đồng hồ lại cho người bệnh uống hỗn hợp nước ép này một lần. Hỗn hợp nước ép này có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch cho người bệnh. - Lựu + nho đen: Lấy nước ép lựu và nước ép nho đen hòa với nhau. Tiêu thụ 300 ml hỗn hợp nước ép này sau bữa ăn trưa 2 giờ đồng hồ sẽ giúp làm tăng số lượng tiểu cầu của bệnh nhân sốt xuất huyết. Hai loại nước ép này không chỉ giúp tăng lượng máu mà còn giúp da của người bệnh sốt xuất huyết hồng hào trở lại. |
2. Kiwi
(Ảnh: kesehatan - kulit) |
Quả kiwi có đầy đủ các chất dinh dưỡng vitamin C, vitamin K, vitamin E, folate và kali. Kiwi cũng chứa rất nhiều chất chống oxy hoá và lượng chất xơ tốt. Vitamin C trong kiwi là chất dinh dưỡng thiết yếu nhất không chỉ làm tăng khả năng miễn dịch mà còn có thể ngăn ngừa mọi bệnh tật ngay lập tức. Hàm lượng kali cao trong quả kiwi cũng giúp giữ cân bằng điện giải trong cơ thể bạn vì nó làm cản trở tác dụng của natri.
Có thể uống nước ép hoặc thái miếng để ăn sẽ giúp tăng lượng tiểu cầu.
3. Đu đủ
Cả quả và lá đu đủ đều có lợi ích trong điều trị sốt xuất huyết. (Ảnh: Suckhoedoisong) |
Đu đủ có những chất dinh dưỡng mạnh như folate, papain, chymopapain và kali. Ngoài ra nó còn có vitamin C và chất xơ phát động hệ thống chuyển hóa và tăng số lượng tiểu cầu. Hệ miễn dịch cũng có thể được cải thiện nhờ ăn đu đủ. Vì vậy, người bệnh nên ăn 2-3 miếng mỗi ngày để cải thiện tình trạng cơ thể.
Chất papain và chymopapain trong đu đủ giúp cải thiện số lượng tiểu cầu bị giảm khi mắc sốt xuất huyết. Nó cũng giúp tái tạo tiểu cầu và bạch cầu. Ngoài ra, các nghiên cứu đã chứng minh rằng lá đu đủ cũng có hiệu quả trong việc chống lại bệnh sốt xuất huyết.
Uống một ly nước ép đu đủ mỗi ngày trong vòng 4 ngày liên tiếp có thể giúp tăng số lượng tiểu cầu.
4. Bí ngô
(Ảnh: rauxanhcasach) |
Cũng giống như đu đủ, bí ngô là thực phẩm có màu cam, nó cũng được biết với công dụng cải thiện số lượng tiểu cầu trong máu. Bí ngô rất giàu vitamin A, hỗ trợ sự phát triển của các tiểu cầu và điều hòa các protein được sản xuất bởi các tế bào trong cơ thể.
Uống nước ép bí ngô với 1 thìa mật ong từ 1-2 lần/ngày hoặc thêm bí ngô vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp người bệnh sốt xuất huyết nhanh hồi phục.
5. Quả ổi
Người đang bị bệnh nên dùng nước ép ổi sẽ dễ tiêu hóa hơn. (Ảnh: diabetna) |
Lượng vitamin C trong cơ thể thấp có liên quan đến việc tăng nguy cơ nhiễm trùng và bị ốm. Đây là một trong số các loại trái cây giàu vitamin C nhất. Trên thực tế, một trái ổi có thể cung cấp đủ lượng vitamin C khuyến nghị một ngày và cao gấp đôi so với việc ăn một trái cam. Bởi thế, ổi rất hữu ích để tăng khả năng miễn dịch và tăng số lượng tiểu cầu.
Nghiên cứu cho thấy, vitamin như A, E, C, K và B6 trong ổi giúp tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch, làm giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng nhiễm trùng. Ổi chứa 2 hoạt chất sinh học là carotenoid và pholyphenol có tác dụng chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào thần kinh, mạch máu khỏi bị hư hại do gốc tự do.
Vitamin C giúp tăng số lượng tiểu cầu Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Huyết học Nhật Bản vào năm 1990 cho rằng, bổ sung thường xuyên các loại thực phẩm giàu vitamin C giúp cải thiện việc sản xuất tiểu cầu trong cơ thể. Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ và hàm lượng cao vitamin này ngăn chặn các gốc tự do gây tác hại cho các tiểu cầu. Nhu cầu vitamin C hàng ngày của cơ thể từ 400 đến 2000 mg, do đó bạn phải bổ sung các loại thực phẩm như cam, chanh, kiwi, ớt chuông, rau bina và bông cải xanh... vào chế độ ăn uống hàng ngày, đặc biệt khi lượng tiểu cầu bị giảm do sốt xuất huyết. |