Những mảnh đời bất hạnh tại Trung tâm bảo trợ tỉnh Đắk Lắk

Trung tâm bảo trợ tỉnh Đắk Lắk từ lâu đã trở thành ngôi nhà chung của những người già neo đơn, trẻ em khuyết tật… Nơi đây không chỉ đơn thuần chỉ là chăm sóc sức khỏe, lo cái ăn cái mặc cho những người bất hạnh mà ở đây mọi người còn được cho và nhận tình cảm như một gia đình.
 
trung tam bao tro tinh ngoi nha chung cua nhung manh doi bat hanh
Trung tâm bảo trợ xã hội ngôi nhà chung của những mảnh đời bất hạnh. Ảnh: Trang Anh

Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk hiện tại đang nuôi dưỡng tổng cộng khoảng 284 người già neo đơn, người cao tuổi, trẻ em khuyết tật…Mỗi con người có một hoàn cảnh khác nhau, nhưng họ đều có một điểm chung là không còn ai để nương nhờ, không còn nơi nào khác để đi. Có những trường hợp mặc dù còn người thân, con cháu nhưng cũng được đưa vào đây để trút đi một phần gánh nặng.

Bà Nguyễn Thị Bích (82 tuổi, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk) cho biết, cuộc sống bên ngoài của bà rất khó khăn, nay bà làm thuê chỗ này mai lại chỗ khác. Do thường xuyên đau ốm lại không có con cháu chăm sóc nên vào năm 1992 bà được chính quyền địa phương đưa vào Trung tâm bảo trợ xã hội.

“Từ ngày vào đây tôi thấy rất vui vẻ bởi được các cô chú trong này tận tình chăm sóc…Bên cạnh đó, ở trong này tôi có thêm bạn bè, được trò chuyện với mọi người nên cảm thấy rất hạnh phúc.

Tôi cũng thấy thương và xem các cô chú trong này như con cháu mình, bởi những người ở đây rất vất vả khi phải chăm sóc một lúc rất nhiều người”, bà Bích tâm sự.

trung tam bao tro tinh ngoi nha chung cua nhung manh doi bat hanh
Chị Vân tận tình bên các bệnh nhân tại Trung tâm. Ảnh: Trang Anh

Anh Đặng Văn Long (30 tuổi, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk) cho hay, tính đến năm nay là tròn 10 năm anh vào Trung tâm bảo trợ.

Với cơ thể không được khỏe mạnh và bình thường như bạn bè cùng trang lứa, từ nhỏ anh cũng đã thiếu thốn tình cảm gia đình do bố mẹ do mất sớm. Những cơn đau bệnh hành hạ anh liên tục khiến anh đau nhức mỗi khi trái gió trở trời. Do cuộc sống bên ngoài khó khăn, không có người thân nào nương tựa nên anh được chính quyền đưa vào Trung tâm để tiện chăm sóc và nuôi dưỡng.

Mặc dù hai chân của anh trông cậy hoàn toàn chiếc xe lăn để di chuyển, nhưng anh vẫn cố gắng làm những gì bản thân có thể tự làm được như tự ăn uống... nhằm giúp các cán bộ, giáo viên nơi đây bớt đi một phần gánh nặng.

Anh Long đưa ánh mắt nhìn về phía xa bộc bạch, đối với anh nghèo khổ hay vất vả, chịu đựng những cơn đau không còn quan trọng nữa, anh giờ đây chỉ cần tình cảm gia đình, được quan tâm như bao con người khác.

Từ ngày vào trung tâm, anh có thêm bạn bè, người thân, được mọi người nơi đây lo cho từng miếng ăn, giấc ngủ… Tuy không bằng bố mẹ ruột thịt, nhưng anh vẫn luôn vui vẻ, hạnh phúc bởi bản thân đã may mắn hơn bao người.

Chị Lê Thị Vân (SN 1985, xã Hòa Đông, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) – Phó trưởng Phòng chăm sóc người già và người khuyết tật, Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk cho hay, hiện nay cán bộ, giáo viên trực tiếp chăm sóc bệnh nhân đều ở độ tuổi trẻ, từ 25 - 36 tuổi. Công việc hàng ngày của những cán bộ, giáo viên nơi đây là chăm sóc từ miếng ăn đến giấc ngủ cho những người tại trung tâm.

trung tam bao tro tinh ngoi nha chung cua nhung manh doi bat hanh
Nhiều em mắc căn bệnh hiểm nghèo không thể tự lo cho bản thân được, tất cả sinh hoạt phải nhờ vào cán bộ, giáo viên nơi đây. Ảnh: Trang Anh

Đối với các cháu khuyết tật, không thể đến trường trung tâm cũng cử cán bộ, giáo viên dạy cho các em biết chữ. Tuy nhiên, do nhận thức của các em còn chậm so với những trẻ khác nên việc dạy cho các em biết chữ rất khó khăn. Qua thời gian dài các em chữ biết viết những chữ cái đơn giản…

Do đó, các cán bộ, giáo viên tại đây chủ yếu dạy cho các em những điều cơ bản như tự vệ sinh cá nhân, tự ăn uống, quét nhà… để sau này lớn lên các em có thể tự chăm sóc bản thân.

trung tam bao tro tinh ngoi nha chung cua nhung manh doi bat hanh
Mặc dù bất hạnh hơn những bạn bè cùng trang lứa, nhưng các em nơi đây vẫn luôn vui vẻ, yêu đời. Ảnh: Trang Anh

Anh Đinh Quốc Phong, Trưởng phòng tổ chức hành chính cho biết, hiện nay Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh có 74 cán bộ giáo viên với 284 trường hợp người già neo đơn, người cao tuổi, trẻ em khuyết tật…

Vào những dịp lễ Tết, Trung tâm vẫn thường xuyên tổ chức dọn dẹp, trang trí lại khuôn viên, gói bánh chưng, làm tất niên… cho những người sinh sống trong đây, để mọi người được hưởng trọn niềm vui năm mới.

trung tam bao tro tinh ngoi nha chung cua nhung manh doi bat hanh Đà Lạt thu nhỏ trong kiến trúc của 'Đường hầm đất sét'

Chỉ bằng nguyên vật liệu thô sơ như đất sét, những nghệ nhân tài ba đã có thể sáng tạo ra một Đà Lạt mộng ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.