Những thực phẩm 'tàn phá' răng nhanh nhất | |
Trẻ nhú răng sữa cần được bắt đầu đánh răng ngay | |
Chuyên gia nha khoa bật mí bí quyết giữ hơi thở thơm tho |
Hôi miệng là một bệnh lý có nhiều nguyên nhân thực thể. Tuy nhiên, có những trường hợp là sự cảm nhận chủ quan và khuếch đại của bệnh nhân gây ra sự cô độc, cách ly với người xung quanh do ngại giao tiếp. Bạn cần đến khám ở những cơ sở y tế và các chuyên gia y tế nhiều kinh nghiệm để xác định bệnh trạng.
(Ảnh: nhasithammy) |
Tùy theo nguyên nhân gây hôi miệng sẽ có phương pháp điều trị thích hợp.
1. Nguyên nhân từ răng miệng:
- Cần để ý đến vấn đề vệ sinh răng miệng đúng cách.
- Đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ
- Lấy cho sạch hết thức ăn sót trong miệng, kẽ răng.
- Dùng chỉ nha khoa để cà khe răng cho sạch thức ăn kẹt ở đó.
- Điều trị sâu răng, viêm nướu, các bệnh lý trong miệng.
- Giữ cho miệng ẩm bằng cách uống nước.
- Nếu lưỡi đóng bựa thì cạo lưỡi nhưng tránh gây cho lưỡi bị thương tích.
- Nếu mang răng giả cần vệ sinh đúng cách bằng các loại kem đánh răng chuyên dụng.
- Đi khám nha sĩ đều đặn 6 tháng một lần để lấy cao răng và khám các bệnh răng miệng.
2. Điều trị các bệnh tai mũi họng như viêm mũi xoang, viêm họng hạt, cắt amidan…
3. Điều trị các bệnh đường tiêu hóa như đau dạ dày, viêm gan mật, viêm đại tràng và các bệnh lý khác của đường tiêu hóa…
4. Tránh các thực phẩm có thể gây mùi hôi ở miệng. Ăn nhiều trái cây và rau; giới hạn thịt và chất béo, tránh các loại pho mát có mùi nặng. Tránh uống quá nhiều rượu, thuốc lá…
Các sản phẩm làm thơm miệng có chứa dầu peppermint hoặc wintergreen chỉ có tác dụng bớt hôi miệng trong thời gian ngắn sau khi dùng, chứ không trị dứt điểm được. Nên dùng nước súc miệng vào buổi tối vì đây là thời gian mà vi khuẩn hoạt động mạnh.