Những sinh vật kì lạ dưới đáy đại dương

Đáy biển sâu luôn mang lại sự tò mò và khao khát khám phá cho con người, bởi vậy đi theo sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật ngày càng nhiều loài sinh vật bí ẩn dưới đáy đại dương đã được con người phát hiện và nghiên cứu, trong số chúng có những loài vật có hình thù vô cùng kì lạ mà không ai có thể nghĩ rằng chúng là sinh vật của trái đất.

Cá quỷ Anglerfish

Trong tiếng Anh, chúng có tên là anglerfish - nghĩa là "cá cần câu", theo kiểu săn mồi đặc trưng của chúng, trong đó một mấu thịt phát triển từ đầu cá nằm ở đầu của tia vây lưng bị biến đổi gọi là illicium hoạt động như mồi câu.

Với cái đầu to bự, hàm răng hình lưỡi liềm với những chiếc răng lởm chởm, trên đầu có gắn “cần” khá dị, cá quỷ Anglerfish sống dưới đáy biển được xem là một trong những sinh vật xấu xí và quái dị nhất trên hành tinh. (Nguồn: Zefrank).

Đến mùa sinh sản, cá Anglerfish đực sẽ cắn vào cơ thể của con cái để gắn liền cả hai làm một cho đến khi cơ thể dần tiêu biến và chết đi, chỉ để lại một lượng tinh hoàn cho cá cái thụ tinh.

Khác với cá cái khá đồ sộ, thân hình cá quỷ Anglerfish đực rất nhỏ, chỉ khoảng 6,35mm, nhỏ gấp 500.000 lần cá cái. Đến mùa giao phối, hệ thống tiêu hóa của cá đực bị tiêu biến thế nên chúng không còn cách nào khác phải sống ký sinh lên cơ thể của bạn tình.

Những sinh vật kì lạ dưới đáy đại dương - Ảnh 2.

Cá quỷ Anglerfish. (Ảnh: Oceana).

Ngoài ra, một con cá cái Anglerfish có thể có tới 6 hoặc nhiều hơn túi tinh hoàn trong người. Túi tinh hoàn càng nhiều thì số cá đực "tình nguyện chết" cũng theo đó mà tăng lên tương ứng.

Cá chình mỏ dẽ mảnh

Cá chình mỏ dẽ mảnh có tên khoa học là Nemichthys scolopaceus, đôi khi được gọi là vịt biển sâu, là một loài cá có thể nặng chỉ có một vài ounce, nhưng dài đến 1,5 m. 

Phần đầu của chúng bao gồm một cái mõ giống chim, răng nhỏ, mà họ sử dụng để quét qua nước để bắt tôm và động vật giáp xác. Nó có tuổi thọ mười năm.

Với thân hình siêu mảnh, cá chình mỏ dẽ là một trong những loài động vật có hậu môn nằm ở vị trí độc đáo nhất trong thế giới tự nhiên: trên cổ họng. (Nguồn: Indoona).

Cá chình mỏ dẽ mảnh có 750 đốt sống, nhiều hơn bất kỳ động vật khác. Tuy nhiên, trong quá trình tiến hóa, hậu môn của chúng đã di chuyển về phía trước và hiện đang nằm trên cổ họng. 

Ấu trùng của nó có hình dạng như những chiếc lá, thực sự khá nhỏ so với khi chúng trưởng thành. Ngoài mỏ dài và mảnh rất đặc trưng, loài cá này còn nổi tiếng với cặp mắt rất lớn, khá chênh lệch so với kích thước có phần mảnh mai của chúng.

Rắn biển Gulper

Rắn biển Gulper với tên khoa học Saccopharyngiformes hoặc rắn bồ nông là một trong những loài động vật kì quái nhất dưới lòng biển sâu. (Nguồn: Indoona).

Chúng được tìm thấy nhiều ở các vùng ôn đới và nhiệt đới phân bổ ở khắp đại dương trên thế giới. 

Cái miệng rộng, hình túi giống bồ nông có thể há to nuốt những con mồi lớn hơn gấp nhiều lần được xem là đặc điểm gây chú ý nhất ở loài này. Cũng chính vậy mà rắn biển Gulper còn có tên gọi là rắn bồ nông.

Khi trưởng thành, cơ quan khứu giác của rắn biển Gulper đực sẽ phát triển đặc biệt nhạy trong khi răng và hàm bị thoái hóa.

chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.