Sát hại bạn gái rồi tự tử vì mâu thuẫn tình cảm | |
7 sự thật về trầm cảm và tự tử có thể bạn chưa biết |
Những gì chúng ta nói hoặc không nói, và nói như thế nào sẽ làm cho câu chuyện trở nên khác biệt. Lời nói của chúng ta quan trọng đối với những người đang vật lộn trong suy nghĩ về việc sẽ kết thúc cuộc sống của chính họ và với những người quay cuồng từ sự mất mát do tự sát gây ra. Và trong một thế giới mà sự im lặng hoặc vô cảm thường làm cho vấn đề tồi tệ hơn, thì đây là thời gian để chúng ta cùng lên tiếng.
Ngừng sử dụng cụm từ 'tự sát'
Theo chuyên gia tâm lý học Dese'Rae Stage, cụm từ "tự sát” ám chỉ tội lỗi hay tội ác. Cô đề nghị cách nói giảm nói tránh khác như “qua đời”, “kết thúc cuộc đời của họ”. Nếu chúng ta sử dụng ngôn ngữ phù hợp, việc thảo luận hay nói về tự tử có thể sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Một bộ quy tắc tương tự cũng đã trở thành kim chỉ nam cho những tổ chức tin tức lớn có khả năng chi phối quan điểm các cuộc tranh luận quanh chủ đề tự sát, trong đó có CNN.
Đừng xem tự tử như một chủ đề cấm kỵ
Stage, cũng là một nhiếp ảnh gia ở Philadelphia, đang nỗ lực bình thường hóa các cuộc thảo luận về tự tử, ngoài ra còn điều hành dự án "Live Through This", thu thập những câu chuyện và chân dung của những người sống sót sau tự sát – và cô là một trong số đó.
Cô nghĩ về cách mà bệnh ung thư từ lâu đã được gọi là "C" (bệnh K), tại sao mọi người sợ hãi khi đề cập đến nó. Bây giờ mọi người nói công khai về ung thư, tài trợ, nghiên cứu và những cơ hội hỗ trợ đã phát triển theo cấp số nhân. Stage cũng tưởng tượng một thế giới mà tự tử không phải là một chủ đề bị giới hạn, nơi chúng ta có thể cùng nhau thảo luận và giúp đỡ người khác.
Cách giúp những người có nguy cơ tự sát
Với những trải nghiệm và hiểu biết khi nghiên cứu về tự tử, Stage đưa ra một số lời khuyên giúp chúng ta có thể giúp đỡ hoặc trò chuyện với những người mình muốn giúp đỡ. Hãy hỏi trực tiếp: "Bạn đang nghĩ về việc tự tử?" hoặc “Tôi có thể làm gì để giúp bạn không?”. Họ có thể không có câu trả lời, nhưng những câu hỏi ấy sẽ rất ý nghĩa với họ.
Đối với một người nào đó đang trong một cuộc khủng hoảng tự sát, Stage cho biết sẽ ổn hơn khi có câu hỏi cụ thể hơn: "Bạn có kế hoạch gì không? Bạn có phương pháp nào không?” Mục tiêu của việc này là tạo sự kết nối, tham gia vào cuộc trò chuyện, xác nhận cảm xúc và cho người đó một chút thời gian để thư giãn.
Tiến sĩ Jodi Gold, một bác sĩ tâm thần và là giám đốc Trung tâm Sức khỏe Tâm thần, đã nhắc lại lời khuyên của Stage: "Nói về tự sát không khiến người ta tự sát. Không nói về tự sát mới có thể khiến điều đó xảy ra."
Nếu người mà bạn lo lắng trả lời "có" khi được hỏi liệu họ có đang nghĩ đến việc làm tổn thương chính mình hay tự sát, theo tiến sĩ Gold, đó là khi người đó nên tiếp cận với một bác sĩ chuyên khoa, hay một người thân cận chứ không nhất thiết phải là phòng cấp cứu - bởi vì ngăn chặn sự cô lập và tăng tính kết nối với con người là chìa khóa để chống lại tự sát.
Đừng đổ lỗi hoặc tìm kiếm chi tiết
Những người đã mất một người thân yêu vì tự sát có thể miễn cưỡng chia sẻ câu chuyện của họ bởi vì làm như vậy thường phải đối mặt với những sự vô cảm – như: “Tại sao bạn không làm điều gì đó?” hoặc “Bạn không biết người đó bị bệnh tâm thần à?”, đó là tâm lý đổ lỗi. Bản chất tự nhiên của con người là muốn xác định lý do tại sao người ra tự sát. Nhưng không có một lý do nào, và thật không công bằng khi mong đợi câu trả lời.
3 lý do nhiều nghệ sĩ trẻ nổi tiếng, tài năng lại quyết định tự tử
Avicii, Kim Jong Hyun và Chester Bennington là những nghệ sĩ tài năng đã qua đời. Họ chịu nhiều áp lực công việc, bệnh trầm ... |
Người chồng nghi sát hại vợ rồi tự tử có tiền sử trầm cảm
Vụ việc xảy ra tại xã Hải Đông (tỉnh Nam Định) đang được lực lượng chức năng tích cực điều tra, làm rõ. |
Vì sao trai trẻ mặc vợ sắp cưới khóc ngất, nhảy cầu tự tử?
Một cô gái đã khóc ngất khi nhìn chồng sắp cưới nhảy cầu tự tử ở cầu Thuận Phước Đà Nẵng Đến tối cùng ngày ... |
Con tự tử sau khi bị mẹ mắng
Cô con gái của chị Hiền bỏ nhà đi rồi tự tử sau khi bị mẹ mắng vì học hành sa sút. |