Nikkei: Nhiều quốc gia châu Á vẫn cảnh giác với việc hồi sinh ngành du lịch

28 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang hoàn toàn đóng cửa du lịch quốc tế, đặt ra tình thế tiến thoái lưỡng nan giữa việc cân bằng nhu cầu kinh tế và vấn đề an toàn sức khỏe.

Tờ Nikkei đưa tin, các quốc gia châu Á là một trong số khu vực trên thế giới tích cực đóng cửa biên giới để phòng chống dịch Covid-19, đồng thời cũng là khu vực chậm mở cửa ngành du lịch nhất.

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, tính đến ngày 1/9, 28 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chiếm 61% số lượng, vẫn đóng cửa hoàn toàn với khách du lịch nước ngoài. Con số 61% này vượt xa số liệu ghi nhận 17% đối với châu Âu, 41% đối với châu Mỹ và 51% đối với châu Phi.

Nikkei: Hơn 60% các nước châu Á vẫn cảnh giác với việc hồi sinh ngành du lịch - Ảnh 1.

Hơn 60% các nước châu Á vẫn 'cảnh giác' với việc hồi sinh ngành du lịch. (Nguồn: Tổ chức Du lịch Thế giới).

Theo báo cáo được công bố hồi đầu tháng của Tổ chức, các điểm đến ở châu Á - Thái Bình Dương đang mất nhiều thời gian hơn để nới lỏng các hạn chế du lịch.

Các quốc gia châu Á vẫn đang thận trọng trong việc mở cửa lại du lịch quốc tế

Khảo sát cho thấy, nhiều quốc gia châu Âu đã nối lại hoạt động du lịch trong nước từ hồi tháng 6 và sau đó dần dần cho phép du khách từ các quốc gia không thuộc châu Âu nhập cảnh. 

Trong khi đó, các quốc gia châu Á vẫn đóng cửa hoàn toàn, kể cả các thị trường du lịch hàng đầu khu vực với số ca lây nhiễm hàng ngày tương đối thấp như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam.

Thái Lan, quốc gia thu hút gần 40 triệu khách du lịch vào năm ngoái và là nơi du lịch đóng góp khoảng 10% GDP, đang tìm cách mở cửa trở lại hòn đảo nghỉ dưỡng nổi tiếng Phuket vào đầu tháng tới. Tuy nhiên, việc mở cửa trở lại vẫn chưa chắc chắn.

Tuần trước, Việt Nam đã bắt đầu khôi phục các chuyến bay thương hiệu quốc tế đến các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc, nhưng giới hạn chỉ cho công dân Việt Nam, nhà ngoại giao, doanh nhân, sinh viên và những hành khách ưu tiên khác.

Malaysia cũng không là ngoại lệ khi là một trong những quốc gia đầu tiên đóng cửa biên giới, có thể sẽ phải đóng cửa với khách du lịch quốc tế cho đến Quí II/2021.

Tình thế tiến thoái lưỡng nan

Để hồi sinh ngành du lịch, chính phủ các nước có thể dựa vào du lịch nội địa để giải quyết tình trạng thiếu hụt, làm dịu đi một phần nhu cầu mở cửa trở lại.

Tuy nhiên, một trong những trở ngại lớn nhất là ngay cả khi tỉ lệ lây nhiễm thấp, việc mở cửa du lịch có thể dẫn đến sự bùng phát trở lại của dịch bệnh, khiến các hệ thống y tế đã yếu lại càng yếu hơn.

Nikkei: Hơn 60% các nước châu Á vẫn cảnh giác với việc hồi sinh ngành du lịch - Ảnh 2.

Thời gian đóng cửa du lịch quốc tế của các nước châu Á cao vượt bậc so với các khu vực còn lại. (Nguồn: Tổ chức Du lịch Thế giới).

Chính phủ các nước sẽ tiếp tục đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan giữa cầu kinh tế và vấn đề an toàn sức khỏe trong ngắn hạn. Tất nhiên, mở cửa biên giới không hoàn toàn cứu vớt được nền kinh tế.

Dẫu vậy, Tổ chức Du lịch Thế giới cho rằng các nước có thể bắt đầu mở cửa trở lại loại hình du lịch phổ thông cho khách thăm quan, nghỉ dưỡng theo các hành trình thăm quan thông thường. Song, chính phủ vẫn đảm bảo thiết lập các biện pháp bảo vệ cần thiết để mở lại biên giới. 

Tổ chức Du lịch Thế giới đề xuất các nước nên xét nghiệm ngay tại các sân bay và sử dụng ứng dụng để theo dõi khách du lịch nhập cảnh.

Vắc xin Covid-19 và công nghệ xét nghiệm đã có những tiến triển, ông Sobiem chuyên gia phân tích trong ngành hàng không, mong muốn các quốc gia sẽ cân nhắc mở cửa hay tạo ra bong bóng du lịch.

Song, "quá trình này diễn ra rất chậm. Tôi nghĩ phải có một quốc gia đi đầu", ông Sobie nêu quan điểm. 

Theo ông, Singapore có thể là ví dụ điển hình, khi mà du lịch trong nước khó phục hồi thì việc mở cửa trở lại và thành công trong việc hồi sinh ngành du lịch quốc tế sẽ là bài học cho các nước khác nhìn theo.

chọn
Nơi quy hoạch tổ hợp nhà ở của HanoiHouse tại ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu
Tại góc ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu có một khu đất hơn 0,2 ha, được quy hoạch cho dự án nhà ở thấp tầng và cao tầng. Chủ cũ của dự án này trước đây là Indeco, sau nhiều năm chậm triển khai đã chuyển giao cho chủ mới là HanoiHouse.