Nở rộ dịch vụ thuê quần áo cao cấp tại Nhật khi mỗi năm có 1,4 tỷ sản phẩm tồn kho

Dịch vụ thuê đồ ngày càng phổ biến ở Nhật Bản trong nỗ lực giảm thiểu lượng rác thải có liên quan đến ngành thời trang.

J. Front Retailing, một đơn vị vận hành chuỗi cửa hàng thời trang tại Nhật Bản, sẽ ra mắt dịch vụ cho thuê quần áo trong bối cảnh muốn chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống vốn duy trì số lượng lớn hàng hóa trong kho, theo Nikkei.

Dịch vụ này sẽ cho phép khách hàng thuê tối đa 3 món đồ thời trang nữ cao cấp từ các nhãn hiệu trong nước và nước ngoài với mức phí mỗi tháng 11.000 yên (103 USD).

Dịch vụ thuê đồ thời trang cao cấp nở rộ tại Nhật Bản - Ảnh 1.

J. Front Retailing là một trong những hãng thời trang lớn đầu tiên của Nhật Bản triển khai dịch vụ cho thuê đồ. (Ảnh: Nikkei).

J. Front Retailing kỳ vọng sẽ có 30.000 khách hàng cùng doanh số từ 5,5 tỷ USD đến 6 tỷ USD trong 5 năm tới. Theo Nikkei, dịch vụ cho thuê nói trên sẽ do công ty con của J. Front Retailing là Daimaru Matsuzakaya Department Stores đảm nhận.

Ban đầu, J. Front Retailing sẽ cung cấp dịch vụ cho thuê áp dụng với khoảng 50 thương hiệu trong nước và quốc tế, bao gồm nhiều thương hiệu nổi tiếng như Marni of Italy hay See By Chloe.

J. Front Retailing cho biết dịch vụ mới sẽ giúp tăng quy mô của các thương hiệu vốn đã được nhiều người yêu thích ở hình thức mua sắm truyền thống.

Khách hàng đăng ký dịch vụ sẽ thanh toán một khoản phí hàng tháng cho phép họ lựa chọn từ 3 đến 5 món đồ. Các món đồ lựa chọn sau đó sẽ được chuyển trực tiếp tới tận tay khách hàng. Daimaru Matsuzakaya chịu cách chi phí liên quan đến giặt là hay sửa chữa.

Nikkei cho biết J. Front Retailing  sẽ mua đồ cho thuê từ các thương hiệu đối tác và chia sẻ với họ các thông tin về khách hàng cũng như thông tin về chất lượng quần áo. J. Front Retailing đồng thời sử dụng thông tịn để cải thiện phát triển sản phẩm và khuyến mãi bán hàng.

Tại Nhật Bản, các startup thời trang như airCloset và công ty thời trang lớn như Stripe International cũng đã ra mắt các dịch vụ thuê quần áo. Dù vậy, họ đều không thể thu hút đủ sự quan tâm của thị trường với một phần nguyên nhân đến từ việc không có đồ từ các thương hiệu cao cấp.

Theo công ty nghiên cứu Yano Research Institute, dung lượng thị trường thuê quần áo ở Nhật Bản có thể sẽ vượt mốc 1,2 nghìn tỷ yên vào tháng 3/2015, tăng khoảng 1,8 lần so với con số 683,5 tỷ yên ghi nhận tại thời điểm tháng 3/2020.

Ngành thời trang Nhật Bản đang phải đối đầu với vấn đề "kinh niên" liên quan đến hàng tồn kho. Cụ thể, mỗi năm, thị trường đón nhận khoảng 2,8 tỷ món đồ quần áo song gần một nửa trong số đó không được bán cho người dùng. Thực tế này làm dấy lên nhiều tranh cãi khi người dùng ngày càng quan tâm đến tính bền vững của các ngành công nghiệp.

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.