Nỗi lòng phận dâu nghỉ Tết chỉ để làm ‘ô sin’

Những bộ váy áo đẹp xúng xính ngày Tết chắc chẳng mấy khi có cơ hội được diện, vì thật ra khoác vào mình rồi cũng vướng víu khi chỉ được loay quay trong góc nhà, xó bếp. 

Nỗi lòng phận dâu nghỉ Tết chỉ để làm ôsin

Với hầu hết các chị em, Tết là nỗi ám ảnh khi luôn được nhà chồng mặc định “nhường” hết tất thảy những công việc lớn bé trong nhà cho mình. Ngay từ ngày đầu tiên tất bật về quê sau khi được nghỉ Tết ở chỗ làm, các chị em đã phải sấp ngửa lao ngay vào bếp kiểm tra xem đã có những gì, rồi lại ngó nghiêng xem nhà cửa cần trang hoàng như thế nào, thực đơn chiều tất niên hay các mâm cỗ cúng đơm cần bày biện ra sao…

noi long phan dau nghi tet chi de lam osin
Hình ảnh quây quần ấm cúng ngày tết này chỉ có trong tưởng tượng, với những nàng dâu về quê ăn tết nhà chồng, thì đâu có được như thế. (Ảnh minh họa)

Truyền thống từ bao đời nay vẫn vậy, dù là nhà giàu hay nhà nghèo thì các cô con dâu vẫn luôn phải chứng tỏ được bản lĩnh, sự đảm đang, khéo léo và tài giỏi của mình trong dịp Tết. Dù chẳng mấy khi con dâu được ló mặt ra khỏi gian bếp, mở mắt ra là đã phải dọn dẹp, chuẩn bị bữa sáng. Chưa thu dọn xong bát đĩa của bữa sáng đã phải lo lắng đến chuyện buổi trưa ăn gì hay có vị khách nào đến là lại phải chạy đi chuẩn bị nào bánh kẹo, nước nôi hay thậm chí là dọn mâm để người lớn tiếp chuyện nhau.

Những bộ váy áo đẹp xúng xính ngày Tết chắc chẳng mấy khi có cơ hội được diện, vì thật ra khoác vào mình rồi cũng vướng víu khi chỉ được loay quay trong góc nhà, xó bếp. Tất tần tật mọi việc từ ngày ba bữa cơm, áo quần cả nhà biết bao nhiêu người thay ra cho đến nhà cửa đầy những vỏ bánh kẹo, hạt dưa sau từng đợt khách… con dâu đều phải còng lưng đảm đương hết, chẳng khác gì thân phận… osin trong nhà.

Chưa kể đến việc nhiều chị em còn có con nhỏ mà con lại chỉ quấy khóc, đòi mỗi mình mẹ bế bồng. Những lúc ấy, việc nhà thì nhiều chẳng ai giúp, con khóc đói không ai trông hộ được thật khiến các cô con dâu điên đầu và muốn… về ngay nhà mình. Chợt nhớ lại những cái Tết của thời còn son rỗi, chưa lấy chồng mà thèm khát vô cùng. Nhớ những ngày tháng vô tư, không phải lo lắng quá nhiều, lúc nào cũng vui tươi rộn ràng trong ngày Tết.

Còn bây giờ khổ cực biết bao nhiêu, nhà ngoại cũng lại không được về. Vì phận là con dâu thì luôn phải làm tròn đạo hiếu, những ngày quan trọng nhất trong Tết như chiều 30, đêm giao thừa hay mùng Một luôn phải có mặt ở nhà nội để còn lo hương khói. Nỗi lòng của nàng dâu phải đón Tết ở nhà nội, ngoài mặt lúc nào cũng phải cố cười cười, nói nói thì chẳng biết phải tỏ cùng ai.

Nên nếu nói rằng với các cô con dâu, Tết chẳng khác gì là những ngày bị đọa đày, thấy cô đơn, mệt mỏi thì cũng chẳng ngoa.

noi long phan dau nghi tet chi de lam osin
Rửa bát nhiều thế này là...chuyện thường. (Ảnh minh họa)

Cố gắng làm tròn thiên chức nhưng đừng quên bản thân mình

Hẳn trong những phút giây sáng tối cắm mặt vào rửa bát, nấu cơm, dọn dẹp và chăm sóc con cái ngày Tết, mỗi một nàng dâu đều muốn giải phóng mình, mong muốn năm sau sẽ tốt hơn năm nay. Nhưng thiết nghĩ, nếu như chỉ ngồi ước mong như vậy mà không hành động gì, cứ mãi cam chịu, phục tùng mọi sự sai bảo của nhà chồng thì mọi chuyện sẽ không thể thay đổi được. Bản thân cô con dâu phải tự tìm ra lối thoát cho mình chứ không nên đợi chờ một phép màu.

noi long phan dau nghi tet chi de lam osin
Cố gắng làm tròn thiên chức nhưng đừng quên bản thân mình. (Ảnh minh họa)

Điều quan trọng nhất đối với một nàng dâu vẫn luôn là việc phải thiết lập được một mối quan hệ thật tốt đẹp với gia đình chồng. Hãy coi những người thân của chồng cũng như là người thân thật sự của mình, dành cho họ sự quan tâm, trân trọng đặc biệt. Phải làm sao để dần dần bạn cũng sẽ trở thành một thành viên thực sự trong nhà, bớt đi cảm giác bị lẻ loi, trống vắng. Và bố mẹ chồng hay anh chị em chồng cũng sẽ không coi bạn như người tất yếu phải làm tất cả mọi việc.

Bạn cũng đừng quên việc phải tìm hiểu phong tục ngày Tết ở nhà chồng trước khi về Tết. Hãy hỏi chồng trước những việc cần làm trong từng ngày, những thứ cần phải mua sắm theo truyền thống gia đình và liệt kê ra trước trên giấy để tránh bị rối, bị lỡ lầm hay “mắc lỗi” với nhà chồng. Bạn cũng đừng quên lôi kéo chồng vào cùng mình làm những việc quan trọng như lau dọn, trang hoàng nhà cửa hay bày biện cỗ cúng, trông con

Người chồng nếu yêu thương vợ thì sẽ luôn sẵn lòng giúp đỡ vợ vượt qua những ngày Tết mệt nhọc. Hãy nói rõ cho chồng biết về sự tủi thân trong lòng mình, những vất vả và ám ảnh phải vượt qua mỗi ngày. Đừng giấu tất cả và một mình gồng lên để gánh, như vậy bạn sẽ chỉ nhận về những điều thiệt thòi mà thôi. Ngoài ra, bạn hãy mạnh dạn đề nghị chồng cùng đi du xuân, tận dụng chút thời gian thảnh thơi để mặc đẹp và bước ra ngoài đường.

Hãy để chồng thông báo với bố mẹ chồng về kế hoạch không về nhà ăn cơm một bữa hay việc cả hai sẽ về thăm nhà ngoại vào buổi nào. Nhà chồng dù không hài lòng đi nữa, nhưng nếu bạn có được sự đồng thuận của đức lang quân thì mọi chuyện sẽ trở nên rất nhẹ nhàng…

Vậy nên nếu không muốn trở thành một “nàng dâu osin” trong những ngày Tết vui vầy thì đừng quên lập kế hoạch từ trước để cố gắng vẫn làm tròn thiên chức nhưng không quên bản thân mình bằng những điều trên hoặc các cách khác của riêng bạn.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.