'Nữ sinh Đại học Luật TP HCM phô tô giáo trình đã vi phạm Luật sở hữu trí tuệ'

Ông Mai Văn Vĩnh – Trưởng bộ môn Chính trị - Pháp luật trường Trung cấp Bách khoa Sài Gòn khẳng định, nữ sinh viên ĐH Luật TP HCM bị đình chỉ học tập do mang giáo trình photo vào trường đã vi phạm pháp luật.

Có nặng tay với sinh viên?

Ngày 11/1 vừa qua, nữ sinh viên N.T.N.A sinh viên năm hai, khoa Luật dân sự khóa 40, ĐH Luật TP HCM có đem 8 cuốn sách photo vào trong trường và bị bảo vệ bắt lại. Mặc dù đã giải thích mục đích đem sách vào trường “đưa lại cho em của em, không nhằm mục đích kinh doanh” nhưng N.A vẫn phải nhận kỷ luật 1 năm đình chỉ học tập từ phía nhà trường do vi phạm bản quyền được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ.

Nhiều ý kiến cho rằng hình thức kỷ luật một năm bị đình chỉ học với N. A là mức phạt tương đối nặng. “Nhà trường quá mạnh tay đối với sinh viên. Tôi cũng từng là sinh viên nên hiểu có những giáo trình rất đắt. Những bạn khó khăn phải đi làm thêm đủ nghề để có trang trải học hành tiền đâu mua sách”, một độc giả cho biết.

H. Huy – sinh viên năm 4 ĐH Công nghiệp TP HCM cũng cho rằng: “Bạn ấy đã nói muốn đỡ chi phí nên sử dụng sách photo. Em thấy các trường khác như trường em cũng tạo điều kiện cho sinh viên như thế. Trường đình chỉ học là nặng quá!”.

Có ý kiến trích dẫn luật cho rằng: “Đại học Luật mà xử lý không theo pháp luật, Điểm a Khoản 1 Điều 25 Luật xuất bản có quy định "Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm: a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân".

vu nu sinh dh luat ve tinh ve ly sinh vien deu vi pham
Việc nữ sinh bị đình chỉ học 1 năm khiến nhiều người cho rằng mức phạt quá nặng. (Ảnh: PLO)

Sinh viên có phạm luật?

Về việc nữ sinh có vi phạm Pháp luật và đáng bị xử lý không, ông Mai Văn Vĩnh – Trưởng bộ môn Chính trị - Pháp luật trường Trung cấp Bách khoa Sài Gòn phân tích: “Theo điều 25, Luật Sở hữu trí tuệ, Điểm a Khoản 1 có nêu “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm: a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân”. Một số sinh viên trường Luật vẫn thường vịn vào điều này và cho rằng việc photo là không phạm luật. Thế nhưng, liên quan đến quy định này có 2 vấn đề.

Chúng ta cần tìm hiểu mục đích photo của sinh viên này, theo bạn là học tập và sau khi hoàn thành học tập thì cho người khác. Trong khi đó, khoản 4 điều 3 quy định Luật Khoa học và Công nghệ mới nhất, hoạt động học tập chưa phải là hoạt động nghiên cứu khoa học. Sinh viên photo tài liệu không thuộc điều 25, khoản 1. Mặt khác, hành vi sau khi hoàn thành việc học mang cho người khác được xem là hành vi phân phối tác phẩm cho người khác. Điều 28, khoản 3, Luật Sở hữu trí tuệ cho hành vi công bố, phân phối không được phép của tác giả là xâm phạm quyền tác giả. Như vậy, có thể thấy rõ, sinh viên đã vi phạm pháp luật”.

vu nu sinh dh luat ve tinh ve ly sinh vien deu vi pham
Sinh viên ĐH Luật TP HCM mua giáo trình tại trường. (Ảnh: Quỳnh Như, PLO)

Cũng theo ông Mai Văn Vĩnh, khoản 2 điều 25 cũng quy định về việc in sao tác phẩm không được gây phương hại đến quyền tác giả. “Giáo trình là để cho sinh viên sử dụng. Giảng viên phải tâm huyết bao lâu mới viết được giáo trình phục vụ sinh viên, sinh viên sao chép là ảnh hưởng đến việc khai thác bản quyền của tác giả”.

Về việc nữ sinh viên có đáng bị xử lý hay không, đứng ở góc độ người giảng dạy và nghiên cứu về Luật, ông Mai Văn Vĩnh cho biết: “Việc xử lý là đúng. Tuy nhiên, trường Luật không xử lý về mặt dân sự theo quy định pháp luật mà xử lý theo vi phạm nội quy quy định của nhà trường và chuyện mức phạt một năm có nặng hay không thì điều đó đã thuộc quy định của nhà trường”.

Chia sẻ về việc nhiều người cho rằng hình thức xử lý của nhà trường tương đối nặng, ông Mai Văn Vĩnh nhận định: “Nhiều người thường đứng ở góc độ xã hội và chúng ta có tâm lý bênh vực những ai yếu thế hơn. Nhưng xét thực tế, giáo trình hiện nay rất nhiều, đầy đủ cho sinh viên mua. Giá giáo trình ngành Luật nói riêng nhìn chung rẻ hơn nhiều nước khác. Và chúng ta không thể bao biện cho việc một nữ sinh viên học Luật, biết luật lại vi phạm luật”.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.