Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, đồng thời sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.
Trong dự thảo, theo quy định tại khoản 3 Điều 19 và điểm a khoản 2 Điều 27 của Luật Sở hữu trí tuệ, thời hạn bảo hộ quyền tài sản và quyền nhân thân với tác phẩm di cảo và nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng là 50 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Trong thời hạn 50 năm, nếu tác phẩm chưa công bố thì thời hạn bảo hộ là 50 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình.
Kể từ ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 có hiệu lực, tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh còn thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 tiếp tục được hưởng thời hạn bảo hộ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009.
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan. |
Với tác phẩm sân khấu còn thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 thì thời hạn bảo hộ được thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 27 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết..
Luật sửa đổi, bổ sung quy định về sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước như sau: Tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ hoặc giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo tác phẩm là chủ sở hữu quyền tác giả, đại diện sở hữu nhà nước đối với tác phẩm đó.
Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước phải được phép của chủ sở hữu quyền tác giả và tôn trọng quyền nhân thân theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ.