ĐH Luật TP HCM. Ảnh: Lao động. |
Vị tiến sĩ luật cho rằng "đây là một phân tích pháp lý nhằm góp ý xây dựng, hoàn toàn không nói riêng câu chuyện ĐH Luật TP HCM, để các trường nhân đây có thể nhìn lại bản nội quy của trường mình, do đó tôi không muốn nêu tên". Dưới đây là phân tích của vị tiến sĩ luật:
Đúng là một trường ĐH có quyền đưa ra nội quy của trường mình nhưng không phải muốn đặt quy định gì trong đó thì đặt, mà phải dựa trên nền tảng pháp luật. Trong trường hợp này nền tảng pháp luật về giáo dục phải dựa vào là Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT.
Nội quy có thể chi tiết hơn nhưng các nội dung trong nội quy mà trái, hoặc được thêm thắt vào so với Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT là sai.
Mặt khác, lĩnh vực sở hữu trí tuệ là lĩnh vực hoàn thiện về hệ thống pháp luật. Trong hệ thống đó có cơ chế xử lý vi phạm, trong cơ chế đó không cho phép một trường ĐH có quyền xử lý kỷ luật sinh viên vì vi phạm bản quyền, mà luật đã không cho quyền đó thì không được phép thực hiện.
Một trường ĐH, một tổ chức bất kỳ không có quyền tự đưa ra một cách thức xử lý khác không có trong hệ thống sở hữu trí tuệ. Cho nên ĐH Luật tự cho mình quyền xử lý kỷ luật về vi phạm bản quyền là không có căn cứ.
Đặc biệt, trong vụ việc đình chỉ một năm học đối với sinh viên photo tám cuốn giáo trình, trường đã xử lý không đúng với nền tảng pháp luật. Trường học không phải là một cơ quan có thẩm quyền kết luận về hành vi vi phạm pháp luật. Mỗi cơ quan ở các ngành khác nhau có thẩm quyền lập biên bản, kết luận vi phạm trong lĩnh vực khác nhau, ví dụ như giao thông, thuế, hải quan, sở hữu trí tuệ, kinh doanh, đất đai, xây dựng... Thậm chí ngay cả khi kết luận đúng thẩm quyền thì cũng chưa chắc kết luận đấy đã đúng, bởi vì nó hoàn toàn có thể bị khiếu nại, bị kiện ra tòa. Chỉ khi không bị khiếu nại, không bị tòa tuyên hủy thì kết luận hành vi vi phạm mới có giá trị.
Ở đây, ĐH Luật không có thẩm quyền nhưng tự kết luận sinh viên vi phạm pháp luật, sau đó đưa ra thông báo ngày 14/2 với nội dung: “Hành vi sao chép tác phẩm và chuyển giao trái phép tác phẩm cho người khác của sinh viên NTNA là hành vi vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ”. Trường ĐH không có quyền kết luận như thế. Trường ĐH Luật không có chức năng, thẩm quyền đấy. Trường ĐH càng không phải là tòa án.
Nếu trường cảm thấy có nhiều vi phạm, cần phải xử lý thì có thể phối hợp với các cơ quan có thêm quyền để xử lý đúng theo hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ.
ĐH Luật TP HCM hạ mức kỷ luật nữ sinh viên photo giáo trình xuống cảnh cáo
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với sinh viên này ... |