Nửa đầu năm 2020, nhập khẩu hạt điều giảm mạnh

Tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu hạt điều 6 tháng đầu năm 2020 đạt 602 nghìn tấn và 799 triệu USD, giảm 15,3% về lượng và giảm 22,3% về giá trị so với cùng kì năm 2019.

Theo Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản, khối lượng hạt điều nhập khẩu trong tháng 6 ước đạt 194 nghìn tấn với giá trị nhập khẩu ước đạt 219 triệu USD.

Tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu hạt điều 6 tháng đầu năm 2020 đạt 602 nghìn tấn và 799 triệu USD, giảm 15,3% về lượng và giảm 22,3% về giá trị so với cùng năm 2019. 

Campuchia, Tanzania, Bờ Biển Ngà là ba thị trường cung cấp hạt điều nhập khẩu chính cho Việt Nam. 

Trong 5 tháng đầu năm 2020, nhập khẩu hạt điều từ thị trường Tarzania tăng đột biến với mức tăng 176 lần so với cùng năm 2019. 

Trong khi đó, các thị trường Campuchia, Bờ Biển Ngà cho thấy sự sụt giảm về xuất khẩu hạt điều sang Việt Nam với mức giảm lần lượt là 13,7% và 57,4%.

Trao đổi với người viết, ông Trần Hữu Hậu, Ủy viên thường trực Hội đồng Thông tin Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) cho biết Việt Nam chủ yếu nhập khẩu điều thô từ châu Phi. Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 việc nhập khẩu trở nên khó khăn hơn nên lượng hàng về ít.

Bên cạnh đó, ở bên Bờ Biển Ngà, Chính phủ đưa ra chính sách giá xuất khẩu tối thiểu. Thậm chí Chính phủ nước này còn tung tiền ra để mua hàng dẫn đến lượng lớn điều thô không thể về Việt Nam.

Sản lượng hạt điều thô toàn cầu năm 2020 giảm so với 2019 khoảng 21.000 tấn. Tổng nguồn cung hạt điều thô cho 2020 gồm lượng tồn cũ chuyển qua và lượng thu hoạch mới giảm 167.000 tấn so với 2019.

Tại thị trường trong nước, giá điều nguyên liệu diễn biến trái chiều trong tháng 6. Cụ thể, điều khô mua xô tại Bình Phước giảm từ 31.000 đồng/kg xuống 30.500 đồng/kg.

Tại Đắk Lắk, điều tươi (chưa phân loại) tăng từ 23.500 đồng/kg lên 26.000 đồng/kg, điều khô loại 1 ở mức 47.000 đồng/kg. 

Tại Đồng Nai, điều thô mua xô giảm từ 27.000 đồng/kg xuống còn 26.500 đồng/kg. Tính trong 6 tháng đầu năm, giá điều thô biến động giảm với mức giảm từ 2.000 – 3.000 đồng/kg.

Trên thế giới, trong 2 tuần đầu của tháng 6 thị trường điều nhân EU giao dịch tương đối trầm lắng. Nhiều nhà nhập khẩu EU cho biết các nhà rang chiên đang yêu cầu giao hàng chậm lại vì lượng tồn kho còn nhiều. 

Trong khi đó áp lực bán điều nhân ra thị trường của các nhà máy vừa và nhỏ ở Việt Nam tương đối cao do phải quay vòng vốn cho những lô điều nguyên liệu đang về cảng. 

Theo ông Hậu, nhiều nhà máy chế biến điều phải tạm dừng sản xuấ nhưng hầu như phần lớn nhà máy công suất nhỏ. Hiện nay, cả nước có 3.000 nhà máy chế biến trong đó, nhà máy chế biến qui mô nhỏ chiếm 70 - 80% nhưng nếu qui ra tổng công suất thì không phải quá lớn.

Các loại nhà máy nhỏ này vốn ít nên chủ yếu sơ chế điều cho các nhà máy lớn. Tạm dừng sản xuất là hầu hết nhà máy nhỏ.

Tại thị trường Mỹ, lượng tiêu thụ điều nhân chế biến sâu tại thị trường Mỹ tăng mạnh trên kênh siêu thị, giảm ở kênh khách sạn và nhà hàng, nhưng tổng thể vẫn có xu hướng tăng nhẹ trong thời gian tới. 

chọn
Incomex thoát lỗ 2024 nhờ khoản lãi đột biến, đang bắt tay với công ty con BIM Group làm dự án ở Vĩnh Phúc và Long Biên
Quý IV/2024, Incomex bất ngờ ghi nhận khoản lợi nhuận khác 5,7 tỷ đồng, nhờ đó thoát lỗ trong năm 2024. Doanh nghiệp hiện đang bắt tay với Catalan Land để hồi sinh dự án Xuân La, đồng thời hợp tác với công ty con của BIM Group đầu tư hai dự án bất động sản ở TP Phúc Yên và quận Long Biên.