Nước mắt điểm số

Đến hẹn lại lên, cứ vào thời điểm này, nhiều gia đình nháo nhào vì điểm thi tuyển sinh lớp 10.

Lướt qua nhiều diễn đàn, vô vàn thông tin cho thấy nhiều đứa trẻ hồ hởi, và cũng hàng nghìn đứa trẻ khác khóc vì thất vọng; Hàng nghìn ông bố bà mẹ thờ phào và hàng ngàn ông bố bà mẹ khác căng thẳng, giận dữ.

Cảm xúc đối lập bởi những đứa trẻ thi trượt cấp 3 đồng nghĩa với việc gia đình sẽ phải lo khoản kinh phí để cho con được vào một trường dân lập. Lòng sĩ diện, và mối lo có thực khi trẻ lông bông 1 năm chờ thi lại không cho phép các bậc cha mẹ yên lòng.

nuoc mat diem so

Nước mắt điểm số. Ảnh minh hoạ: Zing.

Áp lực điểm số không cho phép phụ huynh và học sinh có thể ngồi yên. Họ phải chạy đua với thời gian, chạy đua với điểm số.

Để chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng này, giáo viên, phụ huynh và học sinh đã phải cực kỳ nỗ lực, dồn sức từ một năm học trước đó, thậm chí, từ khi bắt đầu vào cấp 2, và gần như chỉ tập trung vào ba môn căn bản Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ.

Dường như học ở trường như vậy là chưa đủ, nên nhiều gia đình không cho phép con được nghỉ hè. Minh chứng cho thực tế này là việc vừa nghỉ hè xong, tôi và rất nhiều đồng nghiệp đã nhận được đề nghị phụ đạo cho học sinh lớp tám. Tất cả mọi yêu cầu của họ là chuẩn bị ôn luyện cho con em họ thi vào lớp mười ngay từ lúc này.

Và để có thể đáp ứng khách hàng là các bậc cha mẹ, người dạy sẽ lựa theo đề thi của các năm trước rồi “định hướng” cách dạy cho học sinh của năm sau.

Tuy nhiên chuyện học thi này tới đây sẽ thay đổi do mới đây, Sở GD và ĐT Hà Nội công bố phương án tuyển sinh lớp 10 năm 2019 – 2020.

Theo đó, ngoài hai bài Toán và Ngữ Văn, học sinh sẽ phải thi một bài thi tổ hợp với các lựa chọn: Tổ hợp 1 gồm Ngoại ngữ, Vật lí, Lịch sử và Giáo dục công dân hoặc Tổ hợp 2 gồm Ngoại ngữ, Địa lí, Hóa học và Sinh học. Như vậy, áp lực thi cử lại càng đè nặng lên đôi vai nhỏ bé của học sinh, và theo quán tính, các bậc cha mẹ sẽ lại tất bật tìm cách đối phó.

Hơn mười năm dạy học là hơn mười năm tôi chứng kiến những giọt nước mắt, những tâm trạng hồi hộp và lo lắng của học sinh, chứng kiến những em học sinh ngủ gục trên lớp vì kiệt sức do thức quá khuya để học. Tôi chứng kiến những ánh mắt lo lắng thật sự của những bậc phụ huynh khi hỏi về khả năng thi tốt nghiệp của con em mình.

Bốn năm học THCS được định đoạt bằng ba bài thi. Mà đến giờ, đa số đề thi đều chỉ tập trung kiểm tra kiến thức theo kiểu đọc-chép; ghi-nhớ có lẽ không còn phù hợp với yêu cầu của cuộc sống thực tiễn.

Bởi vậy, khi bàn về đổi mới giáo dục, các ý kiến luôn nhấn mạnh rằng phải bắt nguồn từ việc đổi mới thi, tuyển sinh, thay vì đánh giá kết quả học tập chỉ qua một bài thi cuối cấp. Mà như vậy, việc ra đề thi cũng cần hướng vào việc kiểm tra năng lực, kiểm tra kỹ năng của học sinh thay vì chỉ kiểm tra việc ghi nhớ máy móc.

Kỳ thi tốt nghiệp THCS vừa xong, kỳ thi THPT và thi đại học tuần tới sẽ bắt đầu. Một vòng quay cũ lại lặp lại. Bên cạnh những nụ cười mãn nguyện là những cơn giận dữ của những gia đình, khi con em họ không được điểm cao như kỳ vọng.

nuoc mat diem so Điểm số có tội tình gì?

Lên cấp 2,3 sự phân hóa rõ hơn, để đạt học sinh giỏi cũng trầy vi tróc vẩy lắm, không chớp mắt một cái mà ...

nuoc mat diem so Vẫn tích cực khoe bảng điểm của con

"Không hẹn cũng lên", lúc các trường có điểm tổng kết năm học thì ngay lập tức trên mạng xã hội, phụ huynh rào rào ...

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.