Ồ ạt mở rộng diện tích tiêu, người dân 'ngậm quả đắng'

Do ồ ạt mở rộng diện tích tiêu mà không tuân thủ theo quy hoạch của địa phương nên hiện nay nhiều gia đình ở Đắk Lắk điêu đứng vì tiêu bỗng dưng chết hàng loạt và giá rớt thê thảm.
 

Ồ ạt mở rộng diện tích tiêu

o at mo rong dien tich tieu nguoi dan ngam qua dang
Tiêu chết hàng loạt do người dân không thực hiện theo quy hoạch của các cơ quan chuyên môn. Ảnh: Trang Anh.

Theo Quyết định 2729/QĐ-UBND, ngày 25/12/2013 của UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt dự án Quy hoạch phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả chủ yếu trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 thì diện tích cây cà phê là 170.000 ha, hồ tiêu 15.000 ha.

Nhưng theo số liệu thống kê của Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk vào ngày 24/1/2017 thì diện tích cây cà phê và hồ tiêu đã tăng gần gấp đôi. Theo đó, cây cà phê là 203.737 ha, cây hồ tiêu 27.588 ha.

Nhiều địa phương đã tự ý mở rộng diện tích hồ tiêu mà không tuân thủ Quy hoạch phát triển cây công nghiệp đến năm 2020. Theo quy hoạch, diện tích hồ tiêu của huyện M’Đrắk là 110 ha, huyện Krông Pắk 400 ha, huyện Ea Kar 1.400 ha, huyện Cư Kuin là 2.500 ha…

Nhưng hiện nay, diện tích hồ tiêu của huyện M’Đrắk đã lên đến 580 ha, huyện Krông Pắk 1.023 ha, huyện Ea Kar 3.719 ha. Đặc biệt, huyện Cư Kuin đã đạt đến con số 3.911 ha… Bên cạnh đó, diện tích cà phê cũng tăng đột biến tại huyện Ea H’leo và TP Buôn Ma Thuột.

Tiêu chết và rớt giá, nông dân khóc ròng

Do mở rộng diện tích hồ tiêu một cách ồ ạt nên người dân không tránh khỏi những hệ lụy kèm theo. Trồng tiêu theo phong trào khi chưa hiểu rõ về loại cây này khiến nhiều người dân trắng tay khi dịch bệnh ập đến mà không có biện pháp phòng ngừa, chữa trị.

o at mo rong dien tich tieu nguoi dan ngam qua dang
Người dân thu hoạch tiêu về cũng chỉ biết trữ lại chứ không dám bán vì giá tụt sâu. Ảnh: Trang Anh.

Như trường hợp của gia đình ông Lê Văn Quyền (thôn 16, xã Ea Ning, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk) rơi vào cảnh trắng tay khi gần 800 gốc tiêu 7 năm tuổi của gia đình ông chết dần, chết mòn.

“Trước đây, gia đình tôi trồng 6 sào cà phê, nhưng nhìn thấy lợi nhuận cao từ việc trồng hồ tiêu và thương lái cũng hứa hẹn thu mua tiêu của gia đình nên chúng tôi yên tâm chuyển đổi hoàn toàn sang loại cây này.

Thế nhưng, lợi nhuận chưa thấy mà chúng tôi chỉ thấy tiêu thối gốc, thối rễ chết. Hiện nay, 6 sào tiêu của gia đình tôi đã chết hết”, ông Quyền nói.

Không chỉ mình hồ tiêu của gia đình nhà ông bị chết trắng, mà nhiều hộ gia đình tại huyện M’Đrắk, Cư Kuin… cũng rơi vào tình cảnh tương tự.

Bên cạnh đó, giá hồ tiêu những trong thời gian qua lại tiếp tục rớt giá thảm hại từ 160.000 xuống còn dưới 100.000 đồng.

Những tưởng đây là giá kịch sàn của hồ tiêu nên nhiều người dân trữ tiêu đợi giá nhích lên sẽ bán. Nhưng “người tính không bằng trời tính”, giá tiêu những ngày gần đây tiếp tục rớt giá thảm hại khiến người dân khóc ròng. Hiện tại, giá tiêu chỉ còn chưa tới 70.000 đồng.

Gia đình chị Vũ Thị Hồng (thôn 4, xã Ia Pal, huyện Chư Sê, Gia Lai) có 4 ha hồ tiêu 3 năm tuổi. Năm nay gia đình chị thu được 20 tấn tiêu khô, nhưng do giá tiêu đầu mùa thấp hơn so với năm ngoái nên gia đình chị chỉ bán 2 tấn để trang trải cuộc sống gia đình.

“Thấy giá thấp nên 18 tấn còn lại tôi trữ lại để đợi giá lên, nhưng những ngày gần đây giá tiêu lại tụt sâu. Thời điểm giá tiêu 110.000 đồng, chồng tôi định bán nhưng tôi ngăn lại đợi giá lên. Giờ đây, giá tiêu không lên mà còn rớt giá thê thảm chỉ còn 70.000 đồng”, chị Hồng xót xa nói.

o at mo rong dien tich tieu nguoi dan ngam qua dang Hành trình giải cứu cây tiêu của vị giám đốc...'điên'

Khi mọi người chìm trong giấc ngủ, ông Đỗ lại lủi thủi soi đèn, đào bới từng gốc cây lấy mẫu nghiên cứu, tìm "phương ...

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Văn Thành, Chi cục trưởng Chi cục trồng trọt tỉnh Đắk Lắk cho biết, các cơ quan chuyên môn đã tuyên truyền, khuyến cáo người nông dân không nên ồ ạt mở rộng diện tích nông sản khi địa phương chưa quy hoạch. Bởi trước khi quy hoạch, các cơ quan chức năng đã tiến hành đánh giá những điều kiện khí hậu, tự nhiên phù hợp để phát triển mỗi loại cây trồng. Nhưng người dân không tuân thủ mà tự ý mở rộng diện tích.

“Hiện nay, Chi cục trồng trọt đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng để tuyên truyền cho người dân về những hệ lụy từ việc tự ý mở rộng diện tích nông sản. Bên cạnh đó, những diện tích cây trồng hiện có, cơ quan chuyên môn sẽ hướng dẫn cho người dân về kỹ thuật chăm sóc”, ông Thành thông tin.

Còn ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho hay, ngay chính bản thân ông cũng không ngờ giá tiêu lại rớt giá thảm hại như vậy. Chính vì lí do này đã khiến nhiều gia đình bị thiệt hại nặng nề.

“Do người dân trữ tiêu nên có thể trong thời gian tới giá tiêu tăng lại nhưng không nhiều. Còn về dài hạn thì dự báo 2 năm tới giá tiêu còn giảm mạnh hơn nữa.

Tốt nhất người dân nên ngưng việc trồng tiêu lại trong vòng 5 năm tới để tổ chức sản xuất theo hướng liên kết giữa nông dân với nông dân, nông dân với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tăng cường chế biến, xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường”, ông Bính cho biết thêm.

o at mo rong dien tich tieu nguoi dan ngam qua dang Đắk Lắk: Người dân để bí đỏ thối đầy đồng vì giá 'rẻ như cho'

Người dân xã Cư Yang, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk đang mất ăn mất ngủ vì bí đỏ đến kì thu hoạch nhưng không có ...

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.