OECD cảnh báo: Kinh tế toàn cầu đang bị mắc kẹt trong lối mòn

Theo OECD, nền kinh tế toàn cầu đang bị mắc kẹt trong một lối mòn, và sẽ khó có thể thoát ra được nếu chính phủ các nước không cách mạng hoá chính sách, và thay đổi đầu tư.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD mới đây trong một báo cáo đã lặp lại lời cảnh báo về các mối đe doạ đối với tăng trưởng toàn cầu, từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đến dòng vốn đầu tư và thương mại suy giảm.

Trong bản báo cáo này, OECD đã nhấn mạnh hơn tới những thách thức mang tính hệ thống hơn từ biến đổi khí hậu, công nghệ và việc thay đổi trật tự toàn cầu.

Kinh tế thế giới đang phải đối mặt với vấn đề mang tính hệ thống

Screenshot

Triển vọng nền kinh tế toàn cầu năm 2020. (Nguồn: OECD).

Nhà kinh tế trưởng của OECD, ông Laurence Boone, cho rằng thế giới sẽ có thể phải tiếp tục chịu đựng tình trạng trên thêm một vài thập kỉ nữa, nếu chính quyền các quốc gia chỉ đưa ra những giải pháp tài chính và tiền tệ ngắn hạn.

"Triển vọng nền kinh tế vẫn đang tiếp tục đi xuống. Nó cho thấy vấn đề liên quan tới cấu trúc đã không được giải quyết. Thật sai lầm khi chỉ coi những diễn biến này là tạm thời, và khắc phục chỉ bằng chính sách tài chính, tiền tệ. Đây là những sự việc mang tính hệ thống", ông Laurence Boone chia sẻ.

Sự bi quan về những vấn đề sâu rộng của nền kinh tế toàn cầu lại hoàn toàn trái ngược với các tín hiệu lạc quan đến từ thị trường tài chính, nơi các nhà đầu tư đang đặt cược vào một sự bứt phá trong năm tới, tuỳ thuộc vào kết quả của cuộc đàm phán thương mại Mỹ -Trung.

Screenshot (1)

Tình hình vẫn đang rất mong manh, và lời giải cho những thách thức hệ thống còn nan giải. (Ảnh: Bloomberg).

OECD dự báo tăng trưởng năm nay và trong năm tới sẽ vẫn bị kẹt ở 2,9%, và tăng nhẹ lên 3% vào năm 2021. Tổ chức này cũng dự báo về tăng trưởng trong năm nay của Hoa Kỳ, nền kinh tế lớn nhất thế giới xuống 2,3%, từ mức 2,4% trước đó.

Về thương mại, OECD cho hay nguy cơ leo thang căng thẳng sẽ vẫn tiếp tục là một mối lo ngại nghiêm trọng. Mặc dù những rào cản thương mại có thể được giảm bớt nhưng bất ổn thì vẫn sẽ bị kéo dài.

Việc này sẽ tác động đến tăng trưởng đầu tư kinh doanh tại các nền kinh tế lớn.

Trái với OECD, tổ chức tài chính Morgan Stanley lại tỏ ra khá lạc quan, khi dự báo sẽ có tăng trưởng toàn cầu từ đầu năm tới, tuy nhiên rủi ro vẫn hoàn toàn có thể xảy ra. Goldman Sachs cũng cho rằng những tin tức thương mại tốt gần đây cho thấy những rào cản thương mại sẽ được giảm bớt.

Giải pháp nào cho nền kinh tế?

Theo OECD, những thách thức thương mại và đầu tư sẽ khiến các chính phủ phải thực hiện những cải cách mạnh mẽ hơn, như thiết lập lại các quy tắc thương mại toàn cầu và giảm bảo hộ đối với những lĩnh vực có hại đến thương mại.

Tương tự, nó cũng sẽ thúc đẩy những giải pháp dài hạn của các chính phủ, trong bối cảnh cháy rừng ở Úc và ngập lụt ở Venice đang ngày càng trầm trọng.

"Ngoài ra, việc các điều kiện khí hậu thời tiết tác động thế nào lên sự phát triển của nền kinh tế cũng sẽ khiến chính phủ thay đổi chính sách như đánh thuế khí thải carbon", ông Laurence Boone cho biết.

Thay vì kích thích tài khoá để có được sự tăng trưởng ngắn hạn, chính phủ nên tập trung vào dài hạn để giải quyết vấn đề mang tính hệ thống, bền vững.

"Tình hình vẫn đang rất mong manh, và lời giải cho những thách thức hệ thống còn nan giải. Có một cách để ngăn chặn suy giảm đó là khôi phục niềm tin và đầu tư để làm lợi cho tất cả mọi người", Nhà Kinh tế trưởng OECD hiến kế.

chọn
ĐHĐCĐ Becamex IJC: Quý đầu năm lãi sau thuế 40 tỷ, sắp mở bán Sunflower II và Prince Town II
Tại ĐHĐCĐ thường niên vừa tổ chức, lãnh đạo Becamex IJC tiết lộ doanh thu và lãi sau thuế hợp nhất dự kiến quý I đạt 162 tỷ và 40 tỷ đồng. Hiện nay, công ty đang hoàn thiện các thủ tục để đưa vào bán hàng dự án Sunflower II và Prince Town II trong quý III/2024.